65% KCN có hệ thống xử lý nước thải, người dân vẫn kêu

01/01/1970 08:00

(VLR) Mức độ sử dụng các hệ thống xử lý nước thải ở các KCN là khác nhau, dẫn đến tình trạng nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để từ các KCN vẫn được xả thẳng ra môi trường, gây hại hoa màu, ô nghiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn... đối với người dân lân cận KCN.

Đáng chú ý, mức độ sử dụng các hệ thống này lại chưa được công khai do quy định pháp luật về công bố số liệu trong các trường hợp cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Bùi Cách Tuyến cho biết, tính đến cuối năm 2011, cả nước có 283 khu công nghiệp (KCN), trong đó có 180 khu đã đi vào hoạt động. 65% trong số đó có xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Tuy nhiên, ông Tuyến cũng thừa nhận mức độ sử dụng các hệ thống xử lý này ở các KCN là khác nhau, dẫn đến tình trạng nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để từ các KCN vẫn được xả thẳng ra môi trường, gây hại hoa màu, ô nghiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn... đối với người dân lân cận KCN.
Thực thế, vấn đề các KCN, cụm công nghiệp, khu kinh tế gây ô nhiễm môi trường đã có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ để xử lý, như Chỉ thị 07 của Thủ tướng về chấn chỉnh các KCN, khu kinh tế, Thông tư 08 năm 2009 về bảo vệ môi trường cho KCN, khu kinh tế. Gần đây Bộ TN&MT cũng đã ban hành Thông tư 48 sửa đổi bổ sung Thông tư 08, Thông tư số 1 giải quyết việc các KCN chưa có đánh giá tác động môi trường, ông Tuyến cho biết.
Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp vi phạm vẫn bị đánh giá là chậm và chưa triệt để gây bức xúc đối với dư luận.
Gần đây nhất là vụ việc KCN Long Thành, thuộc công ty cổ phần Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm hơn 100 ha tại khu vực rạch Bà Chèo (xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai).
Theo kết luận của viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TPHCM), hành vi của Sonadezi Long Thành đã gây thiệt hại về sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên là 100% các năm 2008, 2009, 2010 và tám tháng đầu năm 2011, thiệt hại cây trồng trên cạn là 100% với cây trồng trên 5 năm tuổi, tính đến đầu năm 2008, thiệt hại về chăn nuôi gia cầm khoảng 60-70% và nhiều thiệt hại khác.
Thứ trưởng Tuyến cho biết thêm, Bộ đã tổ chức thanh tra 46 trong 56 tỉnh có KCN. Tuy nhiên, theo quy định ở Khoản 4 Điều 48 Nghị định 117, để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp hoặc KCN, việc vi phạm phải đạt mức nào đó thì chúng tôi mới được công bố ra báo chí, còn lại chỉ thông báo tới UBND địa phương và cơ quan Công an để họ có thể điều tra, phát hiện tiếp các vấn đề...
Trong dự thảo Luật Xử phạt vi phạm hành chính trình Chính phủ và Quốc hội, Bộ TN&MT đề xuất nâng mức phạt hành chính với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tối đa 2 tỷ đồng, cao gấp 25 lần so với mức xử phạt tiền tối đa trước (80 triệu đồng) và gấp 4 lần mức tối đa theo quy định tại Nghị định 117.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
65% KCN có hệ thống xử lý nước thải, người dân vẫn kêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO