Alibaba thúc đẩy thương mại điện tử tại Đông Nam Á

02/04/2018 13:47

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Ước tính điện thoại thông minh sẽ tăng từ 175 triệu máy trong năm 2015 lên đến 230 triệu vào năm 2018, cùng 688 triệu thuê bao di động. Theo các nhà nghiên cứu thị trường, doanh thu từ ngành thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã đạt 14,04 tỷ usd vào năm 2016 – tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

(Vietnam Logistics Review) Ước tính điện thoại thông minh sẽ tăng từ 175 triệu máy trong năm 2015 lên đến 230 triệu vào năm 2018, cùng 688 triệu thuê bao di động. Theo các nhà nghiên cứu thị trường, doanh thu từ ngành thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã đạt 14,04 tỷ usd vào năm 2016 – tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Alibaba và định hướng phát triển

Trước các xu hướng trong tương lai, tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đã quyết định đầu tư vào một canh bạc lớn với phần thưởng cuối cùng là sự thống trị trên cả khu vực này. Vào tháng 4.2017, Alibaba thông báo họ đã mua một phần cổ phần trị giá gần 1 tỷ USD tại công ty Thương mại điện tử Lazada có trụ sở tại Singapore – với tầm cỡ tương đương “bản sao của Amazon tại châu Á”.

Hiện tại, Alibaba là công ty toàn cầu với 90 văn phòng trên thế giới

Trên thực tế, hành động của Alibaba cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi việc mua lại Lazada sẽ giúp họ tiếp cận đến các thị trường mới ngoài Trung Quốc, đặc biệt khi Lazada đã mở rộng hoạt động tại 6 nước Đông Nam Á và 10 kho hàng trong khu vực này.

Một trong những giao dịch ở nước ngoài lớn nhất của Alibaba cho đến nay là vào năm 2015 với Singapore Post (SingPost). Alibaba đã ký các thỏa thuận tăng vốn cổ phần trong công ty bưu chính từ 10,2% - 14,5% và mua lại 34% cổ phần trị giá 92 triệu USD của Quantium Solutions International, một công ty con của SingPost cung cấp dịch vụ đầu cuối hậu cần và dịch vụ hậu cần thương mại điện tử trên khắp châu Á - Thái Bình Dương.

Với chiến lược này, Alibaba đang củng cố sức mạnh không chỉ về thương mại điện tử mà còn trên thị trường logistics ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Trụ sở chính của Tập đoàn Alibaba tại Hàng Châu, Trung Quốc

Bên cạnh Alibaba, miếng bánh thương mại điện tử khổng lồ cũng được các công ty khác như Amazon và Ebay tập trung đầu tư vào mạng lưới logistics để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và quản lý chi phí giao hàng trong tương lai.

Người phát ngôn của SingPost cũng từng chia sẻ rằng: “Ranh giới giữa ngành thương mại điện tử và logistics đang dần mờ đi, gần như luôn đi chung với nhau không thể tách rời được”.

Alibaba đang củng cố sức mạnh không chỉ về thương mại điện tử mà còn trên thị trường logistics ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á

Ali Potia, đối tác tại công ty McKinsey & Company cho biết thêm: “Các hoạt động logistics thương mại điện tử hiệu quả sẽ tạo ra một con đường đơn giản hơn, có nhiều lợi nhuận hơn cho cả mô hình thương mại điện tử hạng nhẹ. Các mô hình thị trường đã thấy rằng chúng ta vẫn gặp khó khăn để có được lợi nhuận bền vững ở khu vực Đông Nam Á”.

Điều gì đang chờ đợi Alibaba?

Sự mở rộng của Alibaba trong khu vực đang được thực hiện gần như đầy đủ.

Ngoài ra, công ty này cũng đang dần chuyển sang lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bán hàng trực tuyến bằng cách thu hút cổ phần tại RedMart qua Lazada ở Singapore. Việc mua lại này cho phép Lazada tiếp cận với một đội xe vận chuyển sẵn sàng để giao hàng tại Singapore, trong khi RedMart đã tiếp cận với chuyên môn về công nghệ của Lazada và cơ sở bán hàng của bên thứ ba từ trước.

Các mối quan hệ đối tác tiềm năng cũng đang được hình thành nếu Alibaba đưa Cainiao vào khu vực châu Á. Alibaba là nhà thành lập Cainiao Network, một công ty nền tảng dữ liệu hậu cần bao gồm các công ty hậu cần hàng đầu của

Trung Quốc như S.F. Express và Shentong Express vào năm 2013. Hiện tại, Cainiao sở hữu một mạng lưới hơn 3.000 đối tác logistics ở Trung Quốc và nhiều nước khác.

Theo Lai Chang Wen, Giám đốc điều hành của công ty logistics mang tên Ninja Van tại Singapore, Cainiao không trực tiếp điều hành hoạt động hậu cần. thường không có kế hoạch quản lý tiền mặt phức tạp và điều này trở nên quan trọng vì giao hàng tận nơi là một lựa chọn phổ biến ở nhiều thị trường Đông Nam Á hiện tại.

Đối với Alibaba, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics địa phương cùng công nghệ độc quyền mạnh mẽ sẽ rất quan trọng trong việc vận chuyển trong khu vực thương mại điện tử và hậu cần của châu Á trong tương lai.

Việc mở rộng của Alibaba mang đến nhiều cơ hội hơn cho các công ty logistics có trụ sở tại Singapore với chức năng phục vụ nhu cầu phức tạp của người tiêu dùng tại riêng khu vực này.

Thị hiếu khách hàng giữa các quốc gia khác nhau cùng nền văn hóa đa dạng trong khu vực khiến việc đảm bảo trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ chung càng khó khăn hơn

Tuy nhiên, khu vực thương mại điện tử ở châu Á đang đối mặt với những thách thức như: thiếu tính kết nối và cơ sở hạ tầng cơ bản. Ngoài ra, thị hiếu khách hàng giữa các quốc gia khác nhau và nền văn hóa đa dạng trong khu vực này khiến việc đảm bảo trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ chung càng khó khăn hơn. Theo Potia, vấn đề địa chỉ vận chuyển không được mã hóa và nhiều thành phố phải liên tục đối mặt với các vấn đề tắt nghẽn giao thông cũng góp phần làm nên vấn đề này. Bên cạnh đó, nhiều công ty thương mại điện tử Theo ông Lai, công ty Ninja Van đang ở vị trí khá tốt để hợp tác với các công ty toàn cầu nhằm tìm kiếm những công ty chuyên môn hơn tại địa phương. “Luôn có khả năng hợp tác cao với các công ty địa phương hiện tại, điều này mang lại khả năng cơ động cao hơn cho những khách hàng mới. Chìa khóa quan trọng nhất sẽ là kết hợp với mức dịch vụ yêu cầu của họ và điều này chỉ có thể thực hiện được với sự đổi mới, trao đổi thông tin và tính linh hoạt trên toàn hệ thống”, ông cho biết thêm.

Sự phát triển của thương mại điện tử trong năm 2018

Mặc dù, mục tiêu của Alibaba là hâm nóng thị trường thương mại điện tử của Đông Nam Á trở nên cạnh tranh hơn, song điều này cũng có thể làm cho ngành công nghiệp này trở nên cồng kềnh và nặng nề hơn. Tại đây, nhiều cơ hội sẽ xuất hiện hơn cho những công ty chuyển đổi nhanh chóng và cơ động để phù hợp với thị trường mới, lập ra các thay đổi phù hợp cho cả hệ thống lẫn sản phẩm, dịch vụ của bản thân.

Hãy lấy ví dụ về trang web thương mại điện tử của HipVan, một trang web tập trung vào trang trí nội thất. Trang web này đã giảm sự tập trung vào mô hình sản phẩm chung với thị trường và chuyển sang tìm nguồn nội thất riêng cho mình. Wenda Lewis, Giám đốc tiếp thị tại HipVan, cho rằng lợi nhuận của các sản phẩm được tự thiết kế thường gấp đôi so với sản phẩm được bán thông qua mô hình thị trường cơ bản.

Theo bà Lewis, “những công ty thương mại điện tử lớn như Lazada cũng đang dần chuyển sang bán các sản phẩm nội thất trong nhà.

Chúng tôi tin rằng việc tự thiết kế và sản xuất những sản phẩm riêng biệt sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt và tạo ấn tượng tốt hơn đối với đối thủ của chúng tôi”.

Cuối cùng, Singapore cũng không phải là nơi xa lạ đối với các công ty thương mại điện tử trẻ tuổi và đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho các nhà bán lẻ trực tuyến trong tương lai. Với vấn đề này, Lazada và cả Alibaba cũng sẽ có nhiều đối thủ nhỏ đáng lo hơn vào năm mới.

Mặc dù, các công ty thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ logistics địa phương đang chờ đợi để thấy được triển vọng phát triển của Alibaba tại Đông Nam Á, việc rõ ràng trước mắt là cơ hội không hề thiếu ở khu vực này. Các công ty có thể gặt hái lợi ích bằng cách cung cấp những trải nghiệm mua sắm và giao hàng mới mà người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa được thưởng thức và đang tìm kiếm.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Alibaba thúc đẩy thương mại điện tử tại Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO