Hàng không
Không chút sợ hãi tình hình u ám ở châu Âu, hãng China Airlines vừa mở một dịch vụ vận tải đến Bỉ: 2 chuyến mỗi tuần bằng các máy bay B747-400F, đi từ Đài Bắc qua Kualar Lumpur và Chennai rồi đến Brussels. Ban quản lý của hãng dường như mong đợi sẽ có một hồi phục tốt ở phần châu Âu -Đài Bắc đang bị khó khăn này.
Hãng hàng không Đài Loan này đang đi theo con đường do Cathay Pacific và Singpore Airline – những hãng vận tải đã và đang cố gắng thúc đẩy mạng lưới của họ kết nối với những thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Việt Jam và nội địa Trung Quốc. Tuy vậy chiến lược này cũng có những hạn chế, như hãng Cathay đã làm, để đối phó với việc sụt giảm mạnh lượng lưu thông và năng suất, ban quản lý quyết định cho ngưng hoạt động thêm 2 máy bay 747-400BCF nữa, nâng tổng số máy bay phải ngừng bay lên 3 chiếc.
Ông James Woodrow, giám đốc kinh doanh vận tải và tiếp thị, tỏ ra khá bối rối trước tình huống này. “Với đội ngũ các máy bay hiện đại và một mạng lưới như vậy mà chúng tôi còn khó khăn trong việc có lợi nhuận, không biết các hãng khác sẽ làm thế nào đây?” Ông cũng nói thêm là ông muốn có sự hợp tác giữa các hãng hàng không với nhau.
Cathay cũng đang bị rắc rối với mảng vận tải đường dài. Theo ông Nick Rhodes, giám đốc và tổng điều hành của mảng vận tải, hãng phải cắt giảm công suất trên mảng châu Á - châu Âu từ 25 đến 30%, trong khi đó vận tải xuyên Thái Bình Dương cũng giảm xuống 25%.
Con số các nhà vận tải đang đà suy giảm. Hãng Jade Cargo, rút lui khỏi thị trường vào cuối năm 2011, thông báo đóng cửa vào đầu tháng sáu năm nay. Đây cũng là lúc Grandstar Air Cargo, một liên doanh ở Thiên Tân, Trung Quốc với Korean Air Cargo, thông báo đóng cửa. Năm 2011, Grandstar đã lỗ 53 triệu USD, sau đó đã ngưng tất cả các hoạt động vào đầu tháng sáu và đang sắp sửa giải thể.
Air France – KLM cũng thông báo việc rút một trong 5 máy bay đang hoạt động. AF-KLM thông báo trong quý 1 hãng thất thu 88,4 triệu USD, so với 12 tháng trước chỉ lỗ 11,7 triệu. Trong tháng 4, lợi nhuận của hãng giảm 8,3%. Khi các biện pháp cắt giảm chi phí được thi hành, các tuyến đường bay ít lợi nhuận sẽ bị đóng cửa.
Tuy nhiên, những cắt giảm về số lượng mà các hãng vận tải đang làm sẽ dẫn tới một lỗ hổng giữa cung và cầu. Một phần vì các doanh nghiệp vận tải hành khách vẫn pháp triển tốt ở châu Á, mặc dù có suy giảm về tốc độ. “Chở hàng bằng khoang hành lý của máy bay hành khách đang thay thế việc sử dụng các máy bay vận tải; do giá các máy bay vận tải quá đắt không cạnh tranh nổi với cách chở hàng này”, ông Robert Song, phó chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của hãng Air Bridge Cargo Airlines nhận xét.
Lý do chính của việc dư thừa là do sự suy giảm đột ngột nhu cầu vận tải hàng không ở Trung Quốc. Một thoáng khởi sắc hồi tháng ba đưa đến chút hy vọng sẽ có chút tăng trưởng về nhu cầu, làm cho các hãng hành không tăng giá 0,94 USD cho mỗi kilos cho các chuyến bay bên ngoài Trung Quốc. Nhưng giá lại giảm xuống ngay khi động lực này mất đi. Kể từ đó giá vẫn tiếp tục giảm xuống, dưới mức cần để duy trì các hoạt động vận tải, theo nhận xét của ông Gerhard Blumensaat, giám đốc vận tải hàng không của DB Schenker tại trung Trung Quốc.
Với những biến động như vậy trên thị trường, các công ty giao nhận giảm số lượng hàng hóa cam kết với các hãng vận tải và ngày càng chỉ quan tâm đến giá cả tạm thời. Những dự báo về nhu cầu của các hãng vận tải chỉ dành cho khoảng 2 hay 3 tháng cũng dễ dàng bị sai lạc.
Động cơ của việc phát triển toàn cầu đã trục trặc. Không chỉ mức tăng trưởng xuất khẩu từ Trung Quốc suy giảm, mà nhập khẩu cũng mất đi động lực khi lạm phát tăng, giá lương thực và nhiên liệu cũng tăng làm mất đi sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc. Ước số tải (load factor) của các hãng hàng không ở châu Á sụt giảm kinh khủng. Trong tháng 4, ước số tải trung bình của các thành viên của Hiệp hội Hàng không châu Á-Thái Bình Dương giảm 66,3%, mặc dầu năng suất đã giảm 4,8%. Nếu tính theo lợi nhuận tấn hàng (freight-tonne kilometers), lượng hàng hóa vận chuyển đã giảm 7,6% trong tháng 4.
Một số hãng vận tải đã ngưng hoạt động các loại máy bay cũ và thay thế bằng các máy bay thế hệ mới hơn: các máy bay 747-8 được đưa vào thị trường thay thế cho các loại máy bay cũ hơn 747-400BCF. Trung Quốc được xem là một trong những nơi sử dụng những máy bay mới này. Nhưng với quá ít hàng hóa như bây giờ, thì khó mà đem lại những gì mà các nhà đầu tư đã mong đợi.