Chuỗi cung ứng thuốc chữa bệnh "tắc" do đâu?

Bảo Hân (tổng hợp) |26/02/2023 21:38

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trách nhiệm bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế là vấn đề hết sức nóng bỏng, bức xúc của cuộc sống, liên quan trực tiếp đến từng người dân. Các bộ, ngành phải làm hết sức quyết liệt, "trong tình huống cấp cứu thì phải rất kịp thời" bởi tình trạng văn bản còn có nhiều vướng mắc, bất cập.

yt-4-1677317667539906386265.jpg
Quang cảnh buổi làm việc, sáng 25/2. Nguồn VPG

"Gọi tên" cơ chê, chính sách

Theo VPG, sáng 25/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, một số bệnh viện Trung ương về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm chẩn đoán, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh…

Trước đó, ngày 12/2, đã có Thông báo kết luận số 26/TB-VPCP của Phó Thủ tướng tại buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 9/2, về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm chẩn đoán, vật tư tiêu hao thuốc chữa bệnh; công tác tự chủ trong các bệnh viện công lập; tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án Bệnh viện Bạch Mai 2 và Việt Đức 2; xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Luật Khám, chữa bệnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế (Nghị định sửa đổi) với 18 nội dung sửa đổi, trong đó nổi bật là đề xuất tiếp tục gia hạn giấy phép trang thiết bị y tế đã hết hiệu lực nhằm thông quan ngay các lô hàng trang thiết bị y tế nhập khẩu.

Theo lãnh đạo các bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương nếu được gia hạn (như đề xuất của Bộ) thì các lô vật tư, thiết bị y tế đã nhập khẩu từ đầu năm sẽ được thông quan ngay đầu tuần và sẽ tháo gỡ trước mắt tình trạng thiếu vật tư, thiết bị y tế ở các bệnh viện.

Quan trọng hơn, Bộ Y tế cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu để thiết kế, đưa vào dự thảo Nghị định phương án hậu kiểm thay thế cho phương thức tiền kiểm, thẩm định trong quản lý vật tư, trang thiết bị y tế, cấp số đăng ký lưu hành; chế định doanh nghiệp về trách nhiệm báo cáo, giải trình, công khai; làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, thu hồi giấy phép.

Thời gian hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, yêu cầu, ngay trong tháng 2/2023.

Về nhiệm vụ sửa đổi Thông tư 14/2020/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế công lập để giải quyết các vướng mắc liên quan đến cách xác định giá gói thầu, phân nhóm trang thiết bị y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã bỏ quy định yêu cầu giá gói thầu năm sau phải thấp hơn năm trước. Lãnh đạo một số BV cho rằng quy định này đã tháo gỡ phần nào những khó khăn trong đấu thầu, mua sắm thuốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đang lấy ý kiến về các nội dung sửa đổi Thông tư 15/2019/TT-BYT về đấu thầu thuốc trong bệnh viện công lập.

Theo Phó Thủ tướng cho rằng chủ trương đấu thầu tập trung là hết sức cần thiết. Danh mục đấu thầu thuốc tập trung cần xác định theo tiêu chí sử dụng ở mọi bệnh viện, sử dụng phổ biến, tỉ trọng thuốc sử dụng lớn so với các thuốc khác, còn những loại biệt dược chỉ sử dụng tại một số đơn vị thì thực hiện đấu thầu chuyên ngành, phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Ông cũng yêu cầu lãnh đạo, đại diện các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trao đổi, đề xuất phương án tháo gỡ, cho phép đấu thầu những loại hoá chất, vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế chỉ có 1 nhà cung cấp.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đưa vào Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 144/NQ-CP về thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách được đề xuất trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi); thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với máy móc, trang thiết bị xã hội hoá trong bệnh viện công lập; phương thức lập gói thầu mua sắm hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư y tế kèm theo cung cấp máy móc thực hiện xét nghiệm; … 

Y tế là lĩnh vực đặc biệt nên cơ chế, chính sách phải đặc biệt

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý: "Y tế là lĩnh vực đặc biệt, vì vậy, Bộ Y tế phải chủ động đề xuất chính sách đặc biệt, cách làm đặc biệt; chủ động tham gia trực trực tiếp vào xây dựng các quy định có liên quan đến lĩnh vực y tế cả các bộ, ngành khác".

yt5-16773177145371843391165.jpg
Phải tập trung tháo gỡ bất cập từ trong chính sách, thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân 

Xin nhắc lại, tại cuộc làm việc với Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều 30/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2023, Bộ đặt mục tiêu phát triển hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, tập trung kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh; tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao năng lực điều trị ở tất cả các tuyến; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.

Đáng chú ý, Bộ Y tế sẽ tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách. Cụ thể là xây dựng và triển khai hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); tiếp tục sửa đổi Luật Dược, Luật Dân số, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng bệnh, Luật Trang thiết bị y tế…; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi Luật Giá, Luật Đấu thầu, nhất là đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế.

Tại buổi làm việc với Bộ Y tế (lần 2) vào sáng 9/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, những vấn đề của ngành Y tế rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Y tế là lĩnh vực đặc biệt nên cơ chế, chính sách phải đặc biệt. Tất cả bộ, ngành phải vào cuộc cùng Bộ Y tế khắc phục khó khăn, vướng mắc, trong đó có những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhân viên y tế, bảo đảm thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Theo Theo VPG
Copy Link
Bài liên quan
  • Chống dịch COVID-19: Đảm bảo sức khỏe, tính mạng người dân
    (VLR) Mục tiêu ưu tiên cao nhất của Chính phủ hiện nay là nhanh chóng kiểm soát dịch COVID-19 tại những địa phương đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng; đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết; trước hết, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Chuỗi cung ứng thuốc chữa bệnh "tắc" do đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO