Hãng sản xuất máy bay Mitsubishi nỗ lực giữ nhà cung ứng tại triển lãm hàng không Singapore

Ánh Minh - nguồn Nikkei Asian Review|26/02/2020 09:56

(VLR) Nhà sản xuất máy bay chở khách Nhật Bản Mitsubishi hứa hẹn sẽ chính thức công bố ngày bàn giao máy bay trước triển lãm hàng không Farnborough ở Anh Quốc vào tháng 7 tới đây.

Hãng sản xuất máy bay Mitsubishi muốn thể hiện rõ cam kết với thị trường châu Á thông qua hội chợ hàng không Singapore, ông Alex Bellamy, Giám đốc Phát triển kinh doanh hãng chia sẻ

Hãng sản xuất máy bay Mitsubishi muốn thể hiện rõ cam kết với thị trường châu Á thông qua hội chợ hàng không Singapore, ông Alex Bellamy, Giám đốc Phát triển kinh doanh hãng chia sẻ

Ngày 11/2 vừa qua Mitsubishi Aircraft đã giới thiệu chiếc máy bay chở khách SpaceJet tại khu triển lãm mở rộng, hội chợ hàng không Singapore sau các mối lo phải hủy trưng bày do dịch coronavirus.

Hơn 70 công ty, hãng sản xuất bao gồm Lockheed Martin đã rút lui khỏi triển lãm 2 năm 1 lần này vốn kỳ vọng hơn 930 hãng sẽ trưng bày. Nhờ vậy, hãng sản xuất máy bay có trụ sở đóng tại Nagoya có cơ hội thể hiện trong lĩnh vực mà các hãng đa quốc gia như Boeing và Airbus chiếm ưu thế, cơ hội trình bày các cam kết của hãng với khu vực.

"Mục tiêu của chúng tôi là quảng bá đến khách hàng để mọi người có thể nhận biết đến SpaceJet trong vòng 5 hoặc 10 năm tới đây, khi chúng tôi mở rộng mạng lưới thì thương hiệu của chúng tôi đã được nhận biết", Ông Alex Bellamy, Giám đốc phát triển kinh doanh của hãng chia sẻ.

Mặc dù đối mặt với việc bị hủy hẹn với đối tác cung ứng Đài Loan, ông Beallany nói rằng ông kỳ vọng châu Á vẫn là thị trường hàng không phát triển mạnh hơn thị trường châu Âu, Mỹ hiện đã và đang dần bão hòa.

Hai năm trước, hãng sản xuất máy bay Mitsubishi tham gia 1 gian triển lãm nhỏ hơn tại hội chợ hàng không Singapore, chỉ trình chiếu 1 video về chiếc máy bay phản lực mới. Năm nay, gian triển lãm của hãng đặt gần trung tâm truyền thông hội chợ và trung bày cabin máy bay mà hãng tuyên bố là rộng nhất trong các thể loại máy bay tầm trung. Khách tham quan được chào đón vào chiếc SpaceJet 100, là chiếc máy bay tầm trung 76 chỗ ngồi dự tính khai thác vào năm 2023.

Màn giới thiệu cũng cho thấy cách tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản đã chuyển trọng tâm sản xuất chiếc máy bay thương mại đầu tiên, có thị trường và lối kinh doanh riêng

Chiếc M100 được thiết kế cho thị trường Hoa Kỳ, thị trường máy bay tầm trung lớn nhất thế giới, nơi có các quy định chặt chẽ về kích thước máy bay tầm trung. Các đơn đặg hàng chiếc M100 sẽ vượt sớm vượt con số 500 đơn, theo thông tin từ nhân viên của Mitsubishi.

Hiện nay, Mitsubishi làm chiếc riêng biệt cho thị trường Nhật: chiếc phản lực tầm trung 90 chỗ, M90. Chiếc M90 đã được phát triển từ năm 2008 trước khi Mitsubishi mời các kỹ sư ngoại quốc tham gia vào 2016 vì dự án bị chậm.

Ngày 6/2 vừa qua, hãng thông báo chậm giao 6 chiếc M90, thời hạn giao mới có thể vào tháng 4 năm 2021, lịch ban đầu là giao vào giữa năm 2020

“Tất cả các thử nghiệm để cấp chứng chỉ sẽ hoàn tất trong năm nay trừ vài ngoại lệ” ông Bellamy nói trong buổi phỏng vấn. Chiếc máy bay thử nghiệm đã được lắp ráp với hơn 900 thay đổi thiết kế, thử nghiệm mặt đất tiến hành tại Nagoya từ tháng 1 và sẽ thử nghiệm bay ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 4 tới, ông Bellamy nói. Ông hy vọng Mitsubishi có thể công bố ngày giao may bay cho khách hàng trước khi diễn ra hội chợ hàng không Farmborough ở Anh Quốc vào tháng 7.

Bellamy nói rằng công ty không có hối thúc kỹ sư của mình và cam kết tuân thủ an toàn. Hồ sơ bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cũng mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn dự kiến. Khối lượng hồ sơ mà chúng tôi xử lý hàng ngày rất nhiều, ông nói.

Hơn thế nữa, hộp điều khiển bay là 1 thiết bị analog đòi hỏi các cấu kiện của bảng mạch phải sắp xếp lại khi có thay đổi thiết kế và mất 1 năm để nhà sản xuất cập nhật sản xuất và giao hàng.

Khi Nhật Bản tập trung chờ chiếc phản lực thương mại cất cánh, ông Bellamy nhìn thấy các thử thách khác có thể diễn ra như làm cách nào để giữ các nhà cung ứng. Các nhà cung cấp của Mitsubishi gồm có Rockwell Collins, một nhà cung ứng thiết bị hàng không khổng lồ, hoặc Pratt & Whitney, nhà sản xuất động cơ, cả 2 đều thuộc Tập đoàn đa quốc gia United Technologies.

Thử thách lớn nhất của chúng tôi là phải thuyết phục thành công loạt nhà cung ứng làm việc với chúng tôi trên căn cứ chi phí, ông nói. Các nhà cung ứng hòa quyện các thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của chúng tôi vì chúng tôi khá nhỏ bé dưới góc nhìn của họ (nhỏ bé so với các hãng khổng lồ như Boeing, Airbus,...)

Một trong những nguyên nhân mà hãng máy bay Mitsubishi đến hội chợ hàng không Singapore lần này là để tìm kiếm các nhà cung ứng mới và để làm họ thích thú với công việc chúng tôi đang triển khai.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Hãng sản xuất máy bay Mitsubishi nỗ lực giữ nhà cung ứng tại triển lãm hàng không Singapore
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO