Kỷ nguyên của nền kinh tế internet Đông Nam Á

Hoàng Quân|15/03/2020 21:46

(VLR) Theo báo cáo E-Conomy Đông Nam Á, chỉ hơn một thập kỷ trước, 4/5 người Đông Nam Á không có kết nối internet và truy cập internet hạn chế. Ngày nay, có 360 triệu người dùng internet trong khu vực và 90% trong số họ kết nối internet chủ yếu thông qua điện thoại di động. Việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số dự kiến sẽ vượt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Thương mại điện tử ASEAN đã vượt qua du lịch trực tuyến để trở thành lĩnh vực lớn nhất của nền kinh tế internet.

Báo cáo E-Conomy Đông Nam Á 2019 cũng nêu bật các xu hướng công nghiệp quan trọng nhất được quan sát vào năm 2019 và phân tích tiềm năng hiện tại và tương lai của nền kinh tế internet Đông Nam Á qua sáu thị trường lớn nhất (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam). Nền kinh tế internet của Đông Nam Á lần đầu tiên đạt 100 tỷ USD trong năm 2019, tăng từ 72 tỷ USD năm 2018 và dự kiến sẽ tăng gấp ba lên 300 tỷ USD vào năm 2025, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những thịtrường phát triển nhanh và hấp dẫn nhất thế giới về thương mại trực tuyến. Các nền kinh tế internet ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng từ 20% - 30% mỗi năm, Indonesia và Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng vượt quá 40% mỗi năm.

Việt Nam có 61 triệu người dùng internet và mỗi người trung bình dành 03 giờ và 12 phút mỗi ngày trên internet cho các thiết bị di động.

Xu hướng của thương mại di động

Theo nghiên cứu của GlobalWeb Index, có hơn 9/10 người dùng internet tại Indonesia trong độ tuổi từ 16 - 64 mua hàng trực tuyến mỗi tháng, so với mức trung bình toàn cầu là 75%. Có 360 triệu/560 triệu người dùng internet trong khu vực và 90% trong số họ kết nối với internet chủ yếu thông qua điện thoại di động. Thái Lan, Malaysia và Việt Nam đều đạt trên mức trung bình toàn cầu, Philippines ở mức 75%, nhưng Singapore ở mức 73%. Cũng theo số liệu từ entrepreneur.com, khi nói đến thương mại di động, người dùng internet trên khắp Đông Nam Á có ba quốc gia trong lọt vào Top 5 toàn cầu. Indonesia dẫn đầu, với gần 80% người dùng, trong độ tuổi từ 16 – 64; Thái Lan đứng thứ 2 với 74%, trong khi Philippines và Malaysia trên 60%. Ngành du lịch trực tuyến Thái Lan là một trong những ngành lớn nhất trong khu vực, trị giá 9 tỷ USD vào năm 2019. Người dùng internet ở Thái Lan đã dành 5 giờ, 13 phút mỗi ngày trên internet di động, cao hơn so với hầu hết các quốc gia khác; trung bình toàn cầu là 3 giờ, 13 phút.

Theo báo cáo E-Conomy Đông Nam Á, Indonesia là nước đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế internet trong khu vực, đạt 40 tỷ USD vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng trung bình 49% một năm. Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới với 264 triệu dân, Indonesia có thể chứng kiến nền kinh tế kỹ thuật số tăng gấp ba vào năm 2025 lên tới 133 tỷ USD. Tại Malaysia, thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh chóng, Chính phủ nước này cũng hy vọng nó sẽ đóng góp 11 tỷ USD vào GDP vào năm 2020 với tỷ lệ sử dụng internet là 85,7%.

Kỳ vọng nền kinh tế internet Việt Nam

Dân số tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, làm cho Việt Nam trở thành một thị trường rất hấp dẫn đối với các thương hiệu nước

Indonesia là nước đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế internet trong khu vực, đạt 40 tỷ USD vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng trung bình 49% một năm.

ngoài. Theo khảo sát của PwC Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ước tính đạt 2.009 USD vào năm 2020, ước tính số lượng người Việt trung lưu sẽ đạt 44 triệu vào năm 2020 và 95 triệu vào năm 2030. Gần một nửa số người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu thu nhập của họ cho thời trang (49%) và tiêu dùng trong ngày lễ (44%), khoảng 2/5 chi cho các sản phẩm công nghệ mới (40%), ngoài giải trí gia đình (41%) và cải thiện nhà (42%).

Theo Tổng cục Điều tra dân số, dân số Việt Nam đạt gần 97 triệu người, trong đó có 61 triệu người dùng internet và người Việt Nam dành trung bình 3 giờ và 12 phút mỗi ngày trên internet cho các thiết bị di động. Theo nghị quyết của Bộ Chính trị, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP vào năm 2025 tương đương 43 tỷ USD. Năm 2019, theo báo cáo của E-Conomy Đông Nam Á, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đạt 12 tỷ USD, trong đó, Hà Nội và TP. HCM thuộc nhóm 7 thành phố phát triển kinh tế internet lớn trong khu vực ASEAN. Dự báo, trong vài năm tới, Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến hàng đầu về đầu tư kỹ thuật số tại khu vực Đông Nam Á.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Kỷ nguyên của nền kinh tế internet Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO