Phát triển vận tải ven biển giữa Việt Nam - Thái Lan và Campuchia

04/05/2016 09:54

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Vận tải ven biển là phương thức vận tải tối ưu do đường biên giới phía đông của Thái Lan nối liền với đường ven biển phía nam của Campuchia và Việt Nam nhờ chi phí vận tải và logistics thấp. Ngoài ra, tuyến ven biển còn kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của 3 nước thành một điểm du lịch lớn tại Đông Nam Á dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 7.2017.

(Vietnam Logistics Review)Vận tải ven biển là phương thức vận tải tối ưu do đường biên giới phía đông của Thái Lan nối liền với đường ven biển phía nam của Campuchia và Việt Nam nhờ chi phí vận tải và logistics thấp. Ngoài ra, tuyến ven biển còn kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của 3 nước thành một điểm du lịch lớn tại Đông Nam Á dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 7.2017.

Cơ sở phát triển tuyến ven biển

Thái Lan, Việt Nam và Campuchia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á với tổng diện tích trên 1.025.840 km2 và dân số 166.13 triệu người. Với đường biên giới sát biển, ba nước có chung nguồn lợi vô cùng to lớn từ hoạt động hàng hải và nguồn tài nguyên biển tạo động lực phát triển kinh tế. Với vị trí là các nước láng giềng, thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan đã không ngừng phát triển đạt khoảng 10 tỷ USD năm 2015, trên cơ sở hợp tác song phương và đa phương, như Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, Chiến lược hợp tác kinh tế Aeywadee-Chaopraya-Mekong và Hiệp hội các nước Đông Nam châu Á. Một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng và tạo thuận lợi cho giao thông vận tải giữa ba nước đã được thực hiện, chủ yếu vận tải đường bộ và đường biển.

Vận tải ven biển là phương thức vận tải tối ưu do đường biên giới phía đông của Thái Lan nối liền với đường ven biển phía Nam của Campuchia và Việt Nam nhờ chi phí vận tải và logistics thấp. Ngoài ra, tuyến ven biển còn kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của ba nước lại với nhau, thành một điểm du lịch lớn tại Đông Nam Á. Chính phủ Thái Lan nhận thấy tầm quan trọng của phát triển hợp tác kinh tế tiểu khu vực nên đã có kế hoạch phát triển 05 tỉnh biên giới (Chonburi, Rayong, Chanburi, Trad và SaKaew) thành khu vực kinh tế đặc biệt, là cửa ngõ kết nối với các nước láng giềng thông qua các lĩnh vực kho bãi, trung tâm logistics, khu vực thương mại tự do, cơ sở hạ tầng giao thông. Ví dụ tỉnh Trad của Thái Lan sát biên giới Campuchia đã kết nối với đảo Kong (Campuchia) để hình thành khu kinh tế đặc biệt và kết nối với cảng Sihanoukvile; Cảng tại Klongyai tại tỉnh Trad đã hoàn thành vào cuối năm 2015 sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế biên giới giữa Thái Lan và Việt Nam. Điều đó có thể khẳng định rằng, việc phát triển tuyến vận tải ven biển sẽ là phương thức vận tải ưu thế, tạo động lực cho phát triển thương mại, đầu tư và du lịch giữa ba nước và hình thành khu vực quan trọng trong cộng đồng kinh tế ASEAN.

Trong chuyến thăm chính thức của Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan đã thống nhất đẩy mạnh hoạt động tuyến vận tải ven biển giữa các tỉnh phía Đông Thái Lan và các khu vực phía Nam Việt Nam. Trên cơ sở nội dung thống nhất cấp Chính phủ, ngày 19-20.3.2015, cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp đã thống nhất mời Campuchia và thành lập Nhóm công tác ba bên để Nghiên cứu phát triển tuyến vận tải ven biển. Ngày 14.5.2015, trong cuộc họp với Bộ trưởng Bộ GTVT Thái Lan, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhất trí trước khi mời Campuchia tham gia Nhóm công tác, Thái Lan đã tổ chức cuộc họp Nhóm công tác nghiên cứu tuyến ven biển vào năm 2015.

Ngày 23.7.2015, trong cuộc họp Nội các lần thứ 3 liên Chính phủ Việt Nam - Thái Lan trước chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Việt Nam đến Thái Lan, cả hai bên thống nhất tổ chức cuộc họp lần thứ nhất của Nhóm công tác ba bên nghiên cứu phát triển tuyến vận tải ven biển tại Thái Lan trong năm 2015. Tuy nhiên, việc phát triển tuyến ven biển chỉ thực hiện khi cả ba bên đều thể hiện nhất trí thông qua con đường ngoại giao. Cả hai bên Việt Nam và Thái Lan đều xúc tiến mời Campuchia tham dự và khi đạt đồng thuận sẽ tổ chức cuộc họp Nhóm công tác ba Bên về phát triển tuyến vận tải ven biển.

- Nguyên tắc: Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sẽ hợp tác trong việc thúc đẩy phát triển vận tải biển theo nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế liên quan cũng như luật pháp quốc gia và các quy định của các quốc gia tương ứng.

- Mục đích nghiên cứu: nhằm thúc đẩy phát triển vận tải ven biển trong khu vực tiểu vùng này với các mục tiêu: nghiên cứu sơ bộ về giao thông vận tải biển trên khu vực ven biên giới ba nước; xác định các khu vực mục tiêu cho phát triển vận tải ven biển cho cả vận tải hàng hóa và du lịch biển; xác định các cảng ven biển của các quốc gia tương ứng và nhu cầu phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; thỏa thuận tiêu chuẩn phù hợp của tàu ven biển phục vụ trong khu vực mục tiêu và trình độ chuyên môn của thuyền viên làm việc trên tàu biển đó; trao đổi thông tin về pháp luật và các quy định liên quan tới tuyến vận tải ven biển và quyền vận tải nội địa để cải thiện, những vấn đề hạn chế các hoạt động vận chuyển ven biển tối ưu.

- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển tuyến vận tải ven biển Việt Nam, Thái Lan, Campuchia sẽ nằm trong khu vực từ các tỉnh phía Đông Thái Lan đến các tỉnh phía Nam Việt Nam và Campuchia. Tuyến vận tải cụ thể sẽ do Nhóm công tác đề xuất.

Đề xuất, kiến nghị

Để chủ động triển khai Chương trình làm việc của Nhóm công tác ba bên, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng phương án đàm phán vận tải tuyến ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan, cụ thể:

- Đánh giá chung: Hiện trạng vận chuyển ven biển; phát triển hạ tầng cho vận tải ven biển của các quốc gia tương ứng, nhu cầu hàng hóa cho vận tải ven biển; hiện trạng dịch vụ vận tải ven biển; loại và tiêu chuẩn của tàu ven biển; pháp luật và các quy định có liên quan; trình độ chuyên môn của thuyền viên làm việc trên tàu ven biển.

- Mỗi quốc gia sẽ gửi đề xuất tuyến có thể dựa trên những phản hồi từ bảng câu hỏi cho nhau và cùng nhau xác định tuyến có thể. Nếu ba nước không thể đồng ý về lộ trình có thể, vấn đề này sẽ được đưa đến các cuộc họp nhóm công tác thứ 2 để xem xét thêm.

- Xây dựng chương trình hành động: Làm thế nào để thiết lập, tạo thuận lợi và xúc tiến các hoạt động của dịch vụ vận tải biển ven bờ; thảo luận về các biện pháp thúc đẩy và tạo thuận lợi; chuẩn bị kế hoạch hành động phát triển vận tải ven biển; chuẩn bị đề xuất và khuyến nghị cho Báo cáo nghiên cứu khả thi.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Phát triển vận tải ven biển giữa Việt Nam - Thái Lan và Campuchia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO