8 cách điều hướng biến động chuỗi cung ứng toàn cầu

13/09/2021 14:00

(VLR) Trong khi tình trạng thiếu nguồn cung cấp giấy và dung dịch vệ sinh phổ biến trong năm 2020 đã giảm bớt phần lớn ở nhiều quốc gia, nhiều thách thức trong chuỗi cung ứng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhiều chuỗi cung ứng vẫn đang có những hoạt động phức tạp đến mức nào.

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhiều chuỗi cung ứng vẫn đang có những hoạt động phức tạp đến mức nào

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhiều chuỗi cung ứng vẫn đang có những hoạt động phức tạp đến mức nào

Ethan Frisch, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Burlap and Barrel - Công ty cung cấp các loại gia vị có nguồn gốc trực tiếp từ các hợp tác xã nông dân và trang trại nhỏ cho biết: “Nhiều công ty đều đã bị đẩy đến giới hạn của họ. Dù sao mọi thứ cũng đã trên đã xảy ra từ lâu rồi”.

Anders Schulze, nhà lãnh đạo mảng vận tải đường biển và đường bộ của Flexport cho biết: “Theo gần 2/3 số người được chọn trong cuộc khảo sát hội thảo trên website vào tháng 4/2021, đảm bảo không gian và thiết bị là thách thức lớn nhất trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Trong các thử thách hiện nay, chúng ta không thể có phương pháp nào giải quyết triệt để các vấn đề này. Tuy nhiên, các bước sau đây có thể hỗ trợ điều hướng các biến động trên chuỗi cung ứng trong thời điểm khó khăn này.

1. Tăng khả năng theo dõi

Nhiều công cụ cung cấp khả năng theo dõi rủi ro trên chuỗi cung ứng, như công nghệ máy học và trí thông minh nhân tạo, đã có những bước tiến nhảy vọt trong 12 tháng qua.

Robin Jaacks, phó chủ tịch cấp cao, phụ trách tăng trưởng quốc tế trong Project44 cho biết: “Khả năng theo dõi cho phép các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng quyết định thời điểm định tuyến lại hàng tồn kho để giảm thiểu hoặc chống lại sự chậm trễ. Công nghệ mới cho phép bạn đưa ra quyết định dựa trên thông số thật sự”.

Khả năng theo dõi cũng giúp xử lý rủi ro trên toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng. Ví dụ, các tổ chức có thể lập kế hoạch làm thế nào để họ có được các bộ phận cần thiết nếu động đất tấn công các nhà cung cấp quan trọng của họ.

Andre Luecht, trưởng nhóm vận tải và hậu cần toàn cầu tại Zebra Technologies cho biết khả năng theo dõi mạnh mẽ hơn về hàng tồn kho trong nước và tắc nghẽn tại cảng cũng cho phép các công ty đánh giá tác động của sự chậm trễ xuống cuối chuỗi cung ứng đối với việc lập kế hoạch phân phối và phân bổ lao động, cũng như sự sẵn có của hàng tồn kho. Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng có thể hành động nhanh để giảm thiểu sự gián đoạn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2. Đánh giá ưu tiên các lô hàng

Đối mặt với sự chậm trễ kéo dài trong quá trình vận chuyển đường biển, Frisch bắt đầu vận chuyển một phần hàng tồn kho của Burlap & Barrel qua đường hàng không. Khối lượng thay thế này đủ giúp công ty vượt qua thời điểm khó khăn cho đến khi các chuyến hàng đường biển tới nơi.

Với sự chậm trễ của một số tuyến vận chuyển đường biển, đường hàng không bắt đầu cạnh tranh hơn và là nhu cầu cần thiết ở một mức độ nào đó. Ví dụ: nếu thời gian giao hàng của container vào khoảng 40 ngày và một công ty có đủ hàng tồn kho trong 30 ngày, thì công ty đó có thể sử dụng đường hàng không để vận chuyển đủ hàng tồn kho để trang trải trong 10 ngày này. Khi xem xét việc vận chuyển bằng đường hàng không, giao tiếp giữa người gửi hàng và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần rất quan trọng. Các dịch vụ có thể bao gồm từ chuyến bay gấp tiếp theo cho đến chuyến bay hạng phổ thông có thể diễn ra liên tục trong hơn 1 tuần. Việc đặt trước chuyến bay sẽ có thể giải quyết được các thách thức này khá dễ dàng.

3. Chia nhỏ các lô hàng

Schulze cho biết, việc chuyển các lô hàng lớn sang các container nhỏ hơn sẽ giúp các doanh nghiệp ít nhất cũng có thể bắt đầu chở hàng đi ngay lập tức. Ví dụ, các lô hàng quan trọng có thể được vận chuyển với các hãng vận tải vận chuyển hàng lẻ bằng xe tải (less-than-truckload).

Với các lô hàng quan trọng, việc khám phá các dịch vụ vận chuyển cao cấp cũng rất hợp lý. Những chi phí này có thể cao hơn nhưng là một cách khác để vận chuyển sản phẩm nhanh hơn bình thường.

4. Xem xét các nguồn cung cấp đa dạng về mặt địa lý

Jason Alexander, nhà lãnh đạo lĩnh vực sản xuất quốc gia của công ty tư vấn RSM US gợi ý: “Hãy nhìn vào sự đa dạng hóa địa lý và xem xét liệu một quốc gia khác có thể là nguồn cung cấp nguyên liệu thô hoặc linh kiện hay không. Mặc dù đó không luôn là lựa chọn cuối cùng, tuy nhiên bạn nên khám phá thêm nhiều cách hơn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng”.

Michelle Comerford, nhà lãnh đạo thực hành chuỗi cung ứng và công nghiệp của Biggins Lacy Shapiro cho biết, ngày càng nhiều tổ chức chuỗi cung ứng bày tỏ sự quan tâm đến việc sản xuất ở Hoa Kỳ. Sự quan tâm của họ được thúc đẩy bởi cả việc giảm thiểu rủi ro và mong muốn làm cho sản phẩm gần gũi hơn với khách hàng của họ.

Đối với một số sản phẩm, có thể tự động hóa phần lớn quá trình sản xuất và cắt giảm lợi thế từ lao động chi phí thấp ở các khu vực khác trên thế giới. Theo The Reshoring Initiative, các công ty tuyển dụng ở Hoa Kỳ đã tạo ra kỷ lục 109.000 việc làm vào năm 2020.

5. Tăng cường tồn kho an toàn

Cũng giống như nhiều người đã trải qua cuộc đại suy thoái và học cách tiết kiệm bằng cách vá quần áo và tự trồng rau, các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng từng trải qua đại dịch có khả năng sẽ duy trì mức dự trữ tồn kho an toàn cao hơn so với trước đây.

Jonathan Foster, cố vấn chính tại Proxima cho biết: “Các nhà quản lý đã tự tin về độ vững chắc chuỗi cung ứng của mình đều đã phạm sai lầm”. Các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng sẽ cần làm việc với các đối tác trong lĩnh vực tài chính để đánh giá tác động tài chính của mức độ tồn kho an toàn cao hơn. Thông thường, điều này sẽ có nghĩa doanh nghiệp cần nhiều tiền hơn liên quan đến hàng tồn kho.

6. Lên kế hoạch nhưng vẫn linh hoạt

Việc lập kế hoạch trở nên quan trọng hơn khi sự gián đoạn bắt đầu phổ biến hơn. Drew Herpich, Giám đốc thương mại của nhà cung cấp dịch vụ hậu cần NTG cho biết: “Lập kế hoạch xa hơn sẽ quan trọng hơn, vì bạn có thể chống lại sự chậm trễ có thể thấy trước”. Thay vì đặt hàng tồn kho sau khi khách đặt hàng, nhiều chủ hàng sẽ phải đặt hàng cung ứng trước khi nhận đơn hàng, đề phòng bất kỳ lô hàng nào bị chậm trễ không đoán trước được.

Schulze cũng chia sẻ thêm rằng các thay đổi trong những ngày sẵn sàng vận chuyển hàng hóa cũng làm giảm khả năng hàng hóa có thể chứa đầy kho. Đồng thời, sự nhanh nhẹn cũng là chìa khóa quan trọng. Mặc dù trước đây các chủ hàng có 48 giờ để xác nhận đặt chỗ trước, nhưng giờ đây họ có thể cần đưa ra quyết định chỉ sau khoảng 20 phút. Các công ty phải hiểu rằng tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh như thế nào ở thời điểm hiện tại.

7. Cân nhắc về trung chuyển hàng hóa

Schulze cho biết thêm, trung chuyển hàng hóa hoặc chuyển một lô hàng từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác có thể tốn nhiều chi phí hơn, nhưng cũng có thể mang lại khả năng dự đoán tốt hơn và thời gian vận chuyển nhanh hơn. Ví dụ, vận chuyển bằng xe tải thay vì đường sắt hiện nay có thể giảm đến hai tuần so với thời gian vận chuyển ở Hoa Kỳ.

8. Đặt trước kỳ vọng cho khách hàng

Việc luôn cập nhật cho khách hàng về những thách thức của chuỗi cung ứng là “100% yếu tố quan trọng nhất”. Mặc dù không ai thích việc viện lý do bào chữa, nhưng việc cho khách hàng biết những thử thách mà toàn ngành đang phải đối mặt là điều hợp lý và cách họ sẽ tác động đến đơn hàng của mình theo hướng phù hợp hơn.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
8 cách điều hướng biến động chuỗi cung ứng toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO