(Vietnam Logistics Review) Ngày 07.10.2016 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) đã phê duyệt đề án “nghiên cứu về khả năng thích ứng giữa hệ thống cảng biển và dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với năng lực sản xuất, xuất nhập khẩu của vùng, khu kinh tế và tiềm năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của các điểm đến tiêu dùng”. Từ sự kiện này, dưới góc nhìn của các chuyên gia, nhà đầu tư có thể xem việc xây dựng và thông qua đề án này như một quyết tâm cao nữa của chính quyền BR-VT trong nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động dịch vụ logistics gắn với hệ thống cảng biển – không chỉ ở địa phương BR-VT mà liên kết phát triển trong toàn vùng thông qua chuỗi cung ứng hàng hoá xuất nhập khẩu từ sản xuất đến tiêu thụ.
Hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải là cảng quan trọng trong cụm cảng biển số 5. Với các yếu tố lợi thế về bờ biển dài, nhiều vịnh, lòng sông sâu, và sự đầu tư đúng hướng của tỉnh từ lâu… Do vậy, hệ thống cảng biển BR-VT đang trở thành cửa ngõ cảng biển quốc gia tại khu vực Đông Nam Bộ, luôn duy trì ở mức 50% khối lượng hàng hóa nhập khẩu so với tổng sản lượng hàng hóa của các cảng trong cả nước. Điều này có thể khẳng định rằng, đây là một trong những tuyến giao thông đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của BR-VT, khu vực phía Nam và của cả nước.
Theo cam kết thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là WTO – VN đã thực hiện mở cửa đối với hoạt động dịch vụ logistics trong nước kể từ giữa đầu tháng 01.2014, khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN từ 01.01.2016. Và theo đó cho phép các công ty bên ngoài có thể thành lập DN có 100% vốn nước ngoài hoạt động cung ứng các dịch vụ vận tải biển tại VN. Đây có thể xem là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các DN dịch vụ logistics, hậu cần sau cảng tại BR-VT và cả nước. |
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2015 của cả nước là 427 triệu tấn, tăng 11,50%/năm. Riêng nhóm cảng biển số 5, trong đó có BR-VT chiếm tỷ trọng 62,09% (đặc biệt hàng hóa đi thẳng có mức tăng trưởng cao đạt 19,89% so với cùng kỳ).
Hiện nay Chính phủ và chính quyền BR-VT quan tâm và có nhiều định hướng chiến lược trong phát triển cảng biển và ngành dịch vụ logistics thông qua hàng loạt các quyết định trong thời gian vừa qua, xem ngành kinh tế này như một động lực quan trọng tạo chuyển biến và góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Liên kết phát triển nguồn hàng
Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải của BR-VT có vị trí chiến lược quan trọng nằm trong tuyến hàng hải, luồng hàng hóa quốc tế, nằm gần và trong trung tâm công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi và quan trọng để cụm cảng này trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế, là cửa ngõ quốc gia và thế giới.
Phát triển mạng lưới trung tâm logistics BRVT cần đảm bảo phải đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước và xuất nhập khẩu, phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng của dịch vụ logistics đạt khoảng 24-25%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế là 10%, tỷ lệ dịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40%, giảm chi phí logistics của toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%. Đến năm 2030, các chỉ tiêu này lần lược là 3435%/năm, 15%, 65% và 15-17%/năm. |
Tính riêng hoạt động của hệ thống cảng biển BR-VT đạt tỷ trọng sản lượng thông qua chiếm 30% của nhóm cảng biển số 5, có tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2008-2014 đối với hàng hóa qua cảng là 10,71% và container là 9,48%. Trong khi đó, công suất thiết kế cảng biển BR-VT hiện nay là 74,281 triệu tấn/ năm, với sản lượng hàng qua cảng đạt hiệu suất 79%, trong đó hiệu xuất của các cảng container chỉ đạt 1820% trong năm 2015. Đồng thời, hệ thống logistics – dịch vụ sau cảng của BR-VT hiện vẫn còn yếu, tuy đã hình thành một số ICD nhưng chưa đạt tầm là một trung tâm tiếp nhận và điều phối hàng container. Mặc khác, sự thiếu đồng bộ giữa hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng nối kết, thiếu đồng bộ về quy mô, chưa hình thành được chuỗi dịch vụ logistics liên hết giữa các phương thức vận tải một cách hợp lý, hoàn thiện trong việc giao nhận hàng qua cảng; tại các cảng đầu mối chưa có đường sắt nối tới cảng, chưa phát triển hài hòa giữa các cảng thủy nội địa đầu mối nằm trong phát triển chuỗi dịch vụ logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Từ những con số và thực trạng trên cho thấy chính quyền BR-VT và chính phủ cần quyết tâm và nỗ lực hơn nữa trong việc tạo sự nối kết giữa các vùng kinh tế, dịch chuyển để cân bằng dòng hàng hóa giữa các vùng, đầu tư hạ tầng giao thông… để cụm cảng Cái Mép – Thị Vải phát triển tương xứng so với tiềm năng, và đúng với quy hoạch và định vị của chính phủ là trung tâm trung chuyển và cửa ngõ lưu thông hàng hóa quốc tế.
Giải pháp thực hiện
Cần tập trung xây dựng và phát triển hệ thống logistics cảng biển BR-VT là đầu mối trung tâm hợp lý về vị trí, quy mô, đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu lâu dài. Xây dựng hệ thống kho bãi phù hợp, chuyên dụng cho các nhóm ngành hàng chiến lược. Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, vốn là yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của các dịch vụ cảng, logistics như mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, kê khai hải quan và quản trị.
Tập trung nguồn lực để phát triển trung tâm dịch vụ logistics Cái Mép Hạ có quy mô hiện đại, đồng bộ, ngay sau khu cảng Cái Mép và khu dự trữ Sao Mai – Bến Đình. Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối tại cảng nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm logistics gần các khu công nghiệp sản xuất, gia công và chế biến xuất khẩu.