Bamboo Airways gian nan trên con đường "gia nhập" bầu trời

Quang Anh|05/11/2018 11:11

(VLR) Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Bamboo Airways không diễn ra vào 10.10.2018 như dự kiến do vẫn chưa có được giấy phép bay. Lịch bay dự kiến tiếp tục lùi xuống cuối quý IV/2018, giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hiện đang là nút thắt lớn nhất của Bamboo Airways.

Việt Nam đang là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Việc có thêm hãng tham gia được kỳ vọng giúp  cải thiện mặt bằng chất lượng dịch vụ, giảm giá vé...

Việt Nam đang là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới. Việc có thêm hãng tham gia được kỳ vọng giúp cải thiện mặt bằng chất lượng dịch vụ, giảm giá vé...

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông, tháng 8.2018 Bộ GTVT đã gửi Chính phủ việc đề xuất cấp phép bay cho Bamboo Airways sau khi Cục Hàng không Việt Nam thẩm định. Chính phủ đang tiến hành tổng hợp, xử lý nội dung liên quan đến việc cấp phép bay cho hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).

Hãng hàng không Tre Việt được thành lập từ giữa năm 2017, tuyên bố mở bán vé vào ngày 2.9, chính thức bay thương mại vào 10.10 nhưng tới nay vẫn chưa thể cất cánh. Không chỉ riêng gì tập đoàn FLC, hầu hết các đơn vị khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đặc thù này đều gặp vô vàn các khó khăn.

Hồi đầu tháng 7, tập đoàn FLC đã thỏa thuận mua 44 máy bay từ hai nhà sản xuất Boeing và Airbus với tổng mức giá trị hợp đồng là 8,6 tỷ USD. Theo truyền thông quốc tế và các nhà phân tích, việc hãng hàng không đầu tư hàng tỷ USD dù chưa được chính thức được cấp phép bay, đề án đầu tư hàng không Tre Việt vẫn chưa được Thủ tướng thông qua là quá mạo hiểm, có phần vội vàng và có thể chứa đựng nhiều rủi ro khi hãng hàng không chưa từng bay thử.

Bên cạnh đó, bản thân việc "sinh sau đẻ muộn" cũng là một thách thức không nhỏ của Bamboo Airways, khi mà Vietnam Airlines và Vietjet gần như đã chiếm trọn thị phần hàng không nội địa.

Mục tiêu mà hãng hàng không Tre Việt nhắm tới là mạng bay ở địa phương, các thành phố lớn, địa điểm du lịch nổi Việt Nam và quốc tế, do không xác định cạnh tranh trên tuyến Hà Nội - TP.HCM.

Theo hợp đồng mua máy bay, phải đến năm 2022, Bamboo Airways mới có máy bay riêng của hãng. Vì vậy, việc thuê máy để thực hiện các chuyến bay thương mại là việc tất yếu và đó cũng là phương án mà lãnh đạo hãng tuyên bố sẽ theo đuổi trong thời gian tới.

Trong thời gian đang chờ đợi giấy phép, doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng thuê 20 tàu bay trong năm 2018, nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ có 3 chiếc được xin đăng ký (1 chiếc Airbus A319 và 2 chiếc Airbus 320 dự định thuê từ Công ty cho thuê tàu bay WWTAI AirOpco II DAC).

Chính phủ đang xem xét việc cấp phép cho Bamboo Airways một cách cẩn trọng, việc cấp phép bay rất quan trọng, liên quan đến nhiều vấn đề trong đó có đảm bảo an toàn, an ninh, điều kiện cần và đủ…

Hiện tại, khó khăn lớn nhất mà Bamboo Airways gặp phải là chưa được cấp giấy phép bay. Hãng hàng không phải bổ sung báo cáo cụ thể về tính khả thi của kế hoạch khai thác từng đường bay xin cấp quyền trong trường hợp được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bamboo Airways gian nan trên con đường "gia nhập" bầu trời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO