Cần hiểu đúng BOT, để phát triển kinh tế xã hội đất nước

02/07/2018 21:24

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Cho tới thời điểm hiện tại, những vấn đề về trạm thu giá BOT hay những tranh cải về PPP vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Trong bối, các ngân hàng luôn thận trọng “chọn mặt gửi vàng” khi rót vốn vào dự án BOT, song song với đó là sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, từ các cơ quan quản lý đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn… Nhiều nhà đầu tư cảm thấy e dè trước quyết định tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT hay dừng lại? Nhưng rồi huyết mạch của ngành giao thông, cuộc sống của người dân, sự phát triển của đất nước sẽ đi về đầu?

(Vietnam Logistics Review) Cho tới thời điểm hiện tại, những vấn đề về trạm thu giá BOT hay những tranh cãi về PPP vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Trong bối cảnh các ngân hàng luôn thận trọng “chọn mặt gửi vàng” khi rót vốn vào dự án BOT, song song với đó là sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, từ các cơ quan quản lý đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn… Nhiều nhà đầu tư cảm thấy e dè trước quyết định tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT hay dừng lại? Nhưng rồi huyết mạch của ngành giao thông, cuộc sống của người dân, sự phát triển của đất nước sẽ đi về đầu?

Trạm BOT Bắc Giang – Lạng Sơn bắt đầu thu phí từ ngày 1.6, trước đó Nhà đầu tư đã đề xuất bỏ bớt 1 trạm BOT tại Km 24+900

Trước những sóng gió đó vẫn luôn có những nhà đầu tư khác biệt, họ âm thầm thực hiện những bước đi vững chãi trong công cuộc khơi thông huyết mạch kinh tế, cống hiến cho con đường phát triển đất nước. Nhà đầu tư sẵn sàng đương đầu tương tác với Bộ GTVT, với Ngân hàng để đấu tranh cho các cam kết đã được ký kết là một dấu hiệu của sự minh bạch. Mới đây, nhìn từ câu chuyện “giải cứu” cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, với sự tham gia của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả (một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong nước làm chủ công nghệ thi công hầm), tuyến cao tốc hành lang kinh tế Việt – Trung nói trên đã được tái khởi động trở lại với tốc độ thần kỳ mà người dân và chính quyền địa phương đều ghi nhận.

May mắn được tham gia đồng hành cùng nhà đầu tư từ những ngày đầu của dự án, tôi đã có dịp chứng kiến những thay đổi không tưởng từng ngày trên con đường dẫn về quê hương của mình. Đằng sau sự thành công bước đầu về tốc độ thi công quyết liệt, thần tốc của dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn là khó khăn chồng chất khó khăn. Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bắc Giang - Lạng Sơn chia sẻ, ông đã đắn đo rất nhiều khi đứng trước những ngổn ngang mà nhà đầu tư cũ để lại, đó là sự yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn năng lực quản lý. Và việc tiếp quản một mớ bòng bong như vậy sẽ trở thành thách thức nếu không có tư duy hoạch định, quản lý và sắp xếp khoa học. Nhưng có một lý do đặc biệt quan trọng mà khiến ông Hoàng cùng cộng sự của mình quyết định giải cứu dự án là vì nhìn thấy những giọt nước mắt.

Tập đoàn Đèo Cả, vốn rất thành công ở các dự án miền Trung và miền Nam, tiêu biểu là các công trình: dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, dự án hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, dự án mở rộng hầm Hải Vân 2… Và lúc đó ông Hoàng không hề có ý định Bắc tiến. Rồi sau khi UDIC (chủ đầu tư cũ) bị Bộ GTVT chấm dứt hợp đồng, một số nhà thầu của UDIC đã tìm đến ông. Họ rơi nước mắt vì khoản tiền không nhỏ đã ứng trước của mình có nguy cơ bốc hơi, hàng trăm hàng ngàn công nhân có nguy cơ thất nghiệp, thậm chí nếu dự án phá sản, họ chỉ còn nước tự tử.

Dự án đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đang được thi công

Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả được giao thực hiện sứ mệnh giải cứu cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, hiện đã và đang hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, đó là đưa dự án về đích đúng hẹn vào năm 2020.

Một cơ duyên khi người con sinh ra tại một tỉnh nhỏ nằm ở dải đất miền Trung nắng cháy - Hồ Minh Hoàng mang trong mình dòng máu Hồ tộc (dòng dõi Hồ Thơm – Quang Trung Nguyễn Huệ) với sự xuất thân, tôi luyện theo thời gian đã táo bạo và đầy quyết liệt để lãnh đạo tổ chức thực thi dự án. Để hôm nay, Tập đoàn Đèo Cả đã tiến thẳng đến cửa khẩu Hữu Nghị Quan, hoạch định cho việc thực hiện hoàn thành tuyến cao tốc Bắc Giang – Hữu Nghị Quan. Và sáng kiến về “một vành đai – một con đường” đã không chỉ là câu chuyện của Trung Quốc đưa ra đàm tiếu về “người Việt Nam chỉ nói nhưng không làm được ”. Chúng ta có thể hoàn toàn tự tin về một con đường thông thương đầy triển vọng cho cửa ngõ phía Bắc, tin vào sứ mệnh của những con người Đèo Cả .

Hiện Tập đoàn Đèo Cả là một trong số ít những doanh nghiệp hội tựu nhiều con người kinh nghiệm, họ đã tập hợp các trí tuệ Việt Nam. Với Đèo Cả tôi thấy một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng đầy chất nghệ sỹ, đan xen giữa các thế hệ khác nhau từ thế hệ 9X, 8X, 7X … và cả một số XXX như GS. Trần Chủng , Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ, các chú đã từng kinh qua những vị trí quan trọng trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau đã khẳng định con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành bại nhất trong Tập đoàn này. Từ thế hệ đã từng là những “cây đại thụ” cho tới những lớp người trẻ máu lửa, họ luôn có một tinh thần làm việc nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho tổ chức để cùng xây dựng một thương hiệu Đèo Cả chuyên nghiệp và vững mạnh.

Việt Nam đang trên con đường phát triển, Chính phủ không thể cân đối ngân sách dành riêng cho lĩnh vực giao thông trong khi còn nhiều nhiệm vụ nặng nề là y tế, giáo dục… chắc chắn việc thực hiện các dự án xã hội hóa, BOT là cần thiết . Nhưng cả BOT lẫn cuộc sống của người dân sẽ không thể tồn tại, không thể khá lên, nếu quyền lợi của 3 bên gồm: Nhà đầu tư, Nhà nước và Người dân không được hài hòa. Việc một nhà đầu tư cùng lãnh đạo tỉnh đề xuất xóa bớt trạm BOT – đó là lời giải của tỉnh Lạng Sơn và Nhà đầu Đèo Cả đã thực hiện gần đây đã giúp giảm bớt gánh nặng cho dân, sẽ là câu chuyện mà các bên cần nhìn vào nếu muốn phát triển bền vững.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Cần hiểu đúng BOT, để phát triển kinh tế xã hội đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO