Nhiều thách thức ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng logistics 2021
Một điểm khác biệt lớn nhất so với một năm trước, khi mà thế giới vẫn đang dấn sâu vào giai đoạn đầu tiên của đại dịch, mọi người vẫn đang mua các mặt hàng thiết yếu ở cửa hàng hoặc đặt hàng trực tuyến; các cao tốc đều vắng người, sân bay cũng tương tự; những cửa hàng bán lẻ đều đóng cửa hoặc phần lớn đều không có khách hàng. Các hoạt động sản xuất phần lớn đều đóng cửa, khiến mọi người đều tập trung vào thị trường trực tuyến kéo dài đến tận ngày nay.
Khoảng 9 tháng sau đó, chúng ta đã thấy những dấu hiệu rõ ràng rằng mọi thứ đang được cải thiện theo nhiều cách khác nhau. Nhiều người đang bắt đầu tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, dẫn đến việc mở cửa kinh tế trở lại ở nhiều vùng của các nước trên thế giới. Đối với một nền kinh tế với chi tiêu của người dùng chiếm khoảng 70% doanh thu, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố này và điều này đang được phản ánh qua nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và kinh tế tập trung vào vận tải hàng hóa bao gồm: doanh số bán lẻ, GDP, doanh số bán tại nhà; khối lượng vận tải đường bộ, đường sắt, đa phương thức và khối lượng nhập khẩu.
Tất cả những gì chúng ta cần làm là xem xét dữ liệu gần đây từ Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ hoặc Hiệp hội Vận tải đường bộ Hoa Kỳ cùng các tổ chức khác để nhanh chóng nhìn nhận mọi thứ đã thay đổi ra sao để so sánh với các số liệu hàng năm. Tất nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành đã sử dụng số liệu vận tải của năm 2019 - năm “bình thường” đầy đủ trước đại dịch - để có sự so sánh chính xác và thực tế hơn.
Trong khi mọi thứ đang có vẻ khả quan hơn trước lưu lượng hàng hóa và khối lượng vận tải, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân gây lo ngại mà mọi người cần tiếp tục theo dõi ngoài đại dịch COVID-19 đang diễn ra.
Những vấn đề này bao gồm việc giao nhau giữa tình trạng gia tăng hàng nhập khẩu bị ràng buộc bởi Hoa Kỳ và việc tắc nghẽn cảng biển, đặc biệt ở Nam California - một chủ đề đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Một vấn đề khác vẫn đang diễn ra là khả năng vận tải của các xe tải, khi nhu cầu vẫn tiếp tục vượt quá sức tải của toàn ngành, giá cước sẽ tăng lên và có lợi cho các hãng vận tải. Về phía các chủ hàng, tình hình này liệu sẽ bền vững trong bao lâu cho đến khi họ phải cân nhắc các lựa chọn tiết kiệm hơn trong tương lai? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi này.
Hơn nữa, trong khi mọi thứ đang dần được cải thiện, xét về nhu cầu và sự trở lại đầy hào hứng của các hoạt động vận chuyển hàng hóa nhiều hơn, mọi doanh nghiệp đều có ý thức thận trọng cao hơn và liên tục tập trung vào quản lý rủi ro đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Một ví dụ điển hình nhất là sự kiện kẹt tàu Ever Given tại kênh đào Suez trong một tuần, mọi thứ đã có thể tồi tệ hơn nếu tình trạng này kéo dài hơn. Một sự kiện khác gần hơn là đường ống dẫn dầu Colonial - chiếm gần một nửa nguồn cung cấp nhiên liệu của Hoa Kỳ - đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng. Tình hình hiện tại vẫn đang tiếp diễn và sẽ cần được theo dõi chặt chẽ trong thời gian tới.
Khi nhìn lại tình hình của thế giới nói chung và chuỗi cung ứng, ngành hậu cần nói riêng, thực tế có rất nhiều điều cần giải quyết. Không phải tất cả vấn đề đều dễ chịu, nhưng phần lớn đều liên quan đến ngành công nghiệp của chúng ta. Chuỗi cung ứng và hậu cần dù có ảnh hưởng lớn đến quy mô toàn cầu, mọi thứ đều hoạt động khá chậm chạp trong thời gian bình ổn. Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra trong vài tháng qua, tình trạng này sẽ sớm phải thay đổi để thích nghi với thị trường mới trong tương lai.