Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm

enternews.vn|27/05/2021 14:21

(VLR) Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm của Ấn Độ đang giảm mạnh do COVID-19.

Doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ và Châu Âu khi hoạt động này của Ấn Độ đang gặp khó do COVID-19. (Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Cafetex)

Doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ và Châu Âu khi hoạt động này của Ấn Độ đang gặp khó do COVID-19. (Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Cafetex)

Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm.

Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu tôm sang các thị trường Mỹ hay Châu Âu. Thế nhưng theo SSI, năm 2020, Ấn Độ chỉ sản xuất được khoảng 650.000-700.000 tấn tôm, giảm 30% so với cùng kỳ. Và làn sóng COVID-19 đang diễn ra ở Ấn Độ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nữa.

Theo VASEP, COVID-19 tại Ấn Độ có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung, khi nông dân đổ xô thu hoạch tôm sớm và các nhà máy không xử lý kịp trong bối cảnh toàn quốc bị đóng cửa. Vì vậy, năm 2021 sẽ là năm đen tối đối với ngành tôm Ấn Độ.

Chính điều này đã tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ (bao gồm Ecuador, Indonesia và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu tôm, đặc biệt tại Mỹ.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), xuất khẩu tôm nguyên liệu nước ấm quý I/2021 của Ấn Độ sang Mỹ giảm 9% về sản lượng và giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ

VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ trong quý I/2021, với mức tăng 41% so với cùng kỳ về sản lượng và 10% so với cùng kỳ về giá trị. Với tôm nguyên liệu, giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức khá cao so với các đối thủ cạnh tranh do tỷ trọng tôm sú có giá bán bình quân cao hơn.

Đáng chú ý, COVID-19 đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu tôm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh khác (EU và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến).

VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ, trong khi nguồn cung từ nhiều nước sản xuất sẽ giảm do COVID-19.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO