Công nghệ “đóng gói xanh” nói không với lãng phí

18/10/2014 09:03

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Dù có gọi là thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường, phân hủy sinh học hay tự nhiên, các công ty luôn tìm cách để biến đổi quy trình đóng gói của họ thành “xanh”.

(Vietnam Logistics Review) Dù có gọi là thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường, phân hủy sinh học hay tự nhiên, các công ty luôn tìm cách để biến đổi quy trình đóng gói của họ thành “xanh”.

Trong khi giúp cải thiện môi trường là một lợi ích của đóng gói xanh, cách đóng gói sản phẩm ít tốn kém hơn và nhiều chất liệu thân thiện với môi trường còn gặt hái được nhiều lợi ích khác:

Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu số lượng đóng gói dư thừa bằng các đơn hàng nhỏ, nhẹ hơn và ít tốn kém hơn khi vận chuyển. Với số lượng lớn hơn cũng có thể đặt vừa trên pallet, container, trong kho bãi và trên kệ các cửa hàng bán lẻ.

Duy trì kinh doanh:Chuyển sang sử dụng nguyên liệu xanh có thể giúp đáp ứng hay dự đoán xu hướng của người tiêu dùng cho các sản phẩm thân thiện với
môi trường.

Thu hút khách hàng: Nhiều người mua sắm sẽ chọn một sản phẩm thân thiện với môi trường thay vì một sản phẩm tiện lợi khác.

Bà Susan Selke, Tiến sĩ và Giám đốc tại Trường Đóng gói ở Đại học bang Michigan, East Lansing cho biết: “Trong khi đóng gói xanh đang là một hiện tượng mới nổi, nó đã lan rộng và là một xu hướng đang phát triển mạnh”.

“Giảm từ nguồn trong đóng gói là phương pháp giảm chi phí có hàng thập kỉ nay. Nhưng cho tới thời điểm này, vài công ty mới bắt đầu áp dụng chúng để tăng tính bảo vệ môi trường hơn”.

Ví dụ điển hình như với các nhà sản xuất thiết bị gia dụng, họ đang cắt giảm thậm chí loại bỏ cái hộp các-tông bìa cứng dùng trong đóng gói. Thay vào đó là các miếng xốp trong các góc và bọc hàng với màng co nhiệt. Miếng xốp khá nhẹ hơn so với bìa cứng và từ đó giảm chi phí vận tải bằng tàu và các tổn hại có thể xảy ra khi chất/dỡ hàng và vận chuyển.

“Giảm thiệt hại bằng cách sử dụng xốp sẽ giúp tiết kiệm một khoản lớn cho các đối tác trong chuỗi cung ứng”, Esther Palevsky, một nhà phân tích kinh tế của Cleveland tại công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở đặt tại Ohio Freedonia Group cho biết. “Tuy nhiên, mặt tiêu cực ở đây là miếng xốp không dễ tái chế như bìa cứng”.

“Cắt giảm chi phí vận chuyển là mối quan tâm cụ thể của các công ty đang xem xét về dự án đóng gói xanh”, Anne Johnson cho biết. Bà đang là giám đốc của
Charlottesville, Va. - Liên hiệp Đóng gói Xanh (SPC), một tập đoàn công nghiệp tập trung vào tạo dựng một tầm nhìn vững chắc về môi trường trong lĩnh vực đóng gói.

Bà Johnson cho biết: “Việc vận chuyển có liên kết khá chặt chẽ với năng lượng đến mức, nếu bạn quản lý logistics tốt, bạn cũng sẽ quản lý tài chính ổn thỏa”. Với các công ty thành viên của SPC, thiết kế cách đóng gói để tối ưu hóa vận chuyển là mục tiêu chính. Việc đó bao gồm sử dụng vật liệu đóng gói và thiết kế vật lý để giảm thiểu mức đầy và lãng phí không gian, tăng hiệu quả của khối hộp.

Các chuyên gia về đóng gói cũng đang nghiên cứu nhiều cách mới để thu thập lại nguyên liệu. Những trung tâm mua sắm và dải cửa hàng gồm các tạp hóa tập trung cùng các nhà bán lẻ mọi kích cỡ tại một nơi, như ví dụ, thường là những cơ
hội tốt.

“Những cửa hàng đơn lẻ có thể không có nhiều vật liệu bỏ đi. Tuy nhiên, tích tụ dần chúng lại có mức vận chuyển lớn và thường xuyên“, bà cho biết thêm. Trong những tình huống này, ngành công nghiệp thu thập vật liệu để tái chế sẽ khá có ích.

Sau đây là thông tin tổng quát về một trong những công ty đang dẫn đầu trong các sáng kiến xanh.

Unilever: Rửa sạch mọi lãng phí

Nhà sản xuất hàng tiêu dùng và thành viên của SPC Unilever đang quan sát công đoạn đóng gói trong toàn bộ dòng đời của sản phẩm.

Ông Humberto Garcia, quản lý đóng gói xanh nhằm bảo vệ môi trường tại Bắc Mỹ giải thích: “Chúng tôi muốn đẩy mạnh việc đóng gói xanh, nhưng phải luôn cân nhắc tính ảnh hưởng của nó lên sản phẩm”.

Cho tới nay, Công ty Greenwich trụ sở đặt tại Connecticut đang có tiến triển rất tốt trong việc giảm và loại bỏ phương pháp đóng gói thông thường. Vào năm 2007, Unilever được xứng danh Nhà cung cấp Wal-Mart của năm cho việc cam kết bảo vệ môi trường. Một yếu tố chính của giải thưởng liên quan đến chương trình đóng gói xanh.

Sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận nhất của Unilever đó là “all small & mighty”, một chất giặt tẩy cô đặc hơn gấp 3 lần các chất giặt tẩy thông thường được ra mắt vào năm 2006.

“Nước giặt là sản phẩm lý tưởng nhất để làm cô đặc. Chúng tôi thay đổi công thức của chất lỏng để người tiêu dùng có thể giặt cùng một lượng quần áo với 1/3 số lượng sản phẩm, từ đó giảm bao bì xuống từ 100 ounce xuống còn 32 ounce. Điều này giúp chúng tôi cắt giảm lượng nhựa sử dụng xuống đến 55%”, Garcia cho biết. “Chúng tôi cũng đã giảm 45% lượng hộp bìa cứng, từ đó sẽ giúp nhiều sản phẩm có thể chứa trong pallet và kệ cửa hàng”. Từ đó sẽ giúp các nhà bán lẻ không phải bổ sung hàng trên kệ thường xuyên.

Tuy nhiên, “all small & mighty” mới chỉ là sự khởi đầu của Unilever. Với số lượng sản phẩm được bày bán trên 150 quốc gia, công ty nhận ra rằng họ cần một chiến lược đóng gói thống nhất và chi tiết hơn. Cách tiếp cận với đóng gói có trách nhiệm của công ty còn phải xét tới vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế.

Unilever còn trích dẫn ra nhiều ví dụ của họ về đóng gói thân thiện với môi trường như công ty đã thiết kế lại chai dưỡng da tay Vaseline, giảm cân nặng của sản phẩm từ 4-15% từ năm 2003, tùy theo kích cỡ sản phẩm. Mức đó tương đương với khoảng 45 tấn nhựa. Công ty còn giảm chiều rộng của bao bì ly súp Lipton, từ đó giảm mức sử dụng nguyên liệu đến 16% và giảm được 6,437 pallet, 132 chuyến chở hàng mỗi năm


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ “đóng gói xanh” nói không với lãng phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO