Công nghiệp thế hệ 4.0: “Khởi nghiệp từ đổi mới công nghệ” (kỳ cuối)

12/05/2017 08:22

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Để nhân rộng những nỗ lực đơn lẻ về ứng dụng công nghệ thế hệ 4.0 (CN 4.0) và dập tắt nỗi lo Việt Nam (VN) trở thành “bãi rác” công nghệ lạc hậu, hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề cũng như toàn xã hội cần triển khai ngay việc định hướng cho những người trẻ khởi nghiệp từ sáng tạo và đổi mới công nghệ.

Kỳ 1: http://www.vlr.vn/vn/news/tin-tuc/toan-canh-kinh-te/3200/cong-nghiep-the-he-4-0-nam-bat-hay-lo-chuyen-tau-.vlr

Kỳ 2: http://www.vlr.vn/vn/news/logistics-viet-nam/nghien-cuu-ung-dung/3240/cong-nghiep-the-he-4-0-nam-bat-hay-lo-chuyen-tau-.vlr

(Vietnam Logistics Review)Để nhân rộng những nỗ lực đơn lẻ về ứng dụng công nghệ thế hệ 4.0 (CN 4.0) và dập tắt nỗi lo Việt Nam (VN) trở thành “bãi rác” công nghệ lạc hậu, hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề cũng như toàn xã hội cần triển khai ngay việc định hướng cho những người trẻ khởi nghiệp từ sáng tạo và đổi mới công nghệ.

Nỗi lo trở thành “bãi rác công nghệ”

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2017 vào sáng 3.4, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ và đại diện nhóm chuyên gia Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam trình bày báo cáo chuyên đề về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng một số giải pháp về việc cần làm gì để VN không lỡ “con tàu CN 4.0”.

Những thông tin cập nhật này chứng tỏ CN 4.0 đang là mối quan tâm lớn và thực sự của Chính phủ.

Hiện nay, ngoài việc thụ hưởng những công nghệ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực truyền thông di động, VN cũng có một số thành tựu đáng quan tâm trong việc tiếp thu công nghệ thế hệ 4.0. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y học, các bác sĩ VN đã thực hiện khá thành công các ca phẫu thuật ghép thận, ghép tạng, cũng như tiến bộ đáng kể trong việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư. Đặc biệt, vào năm 2016, bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng kỹ thuật in 3D để chế tạo một mảnh sọ nhân tạo bằng methyl methacrylate và dùng nó để vá sọ thành công cho một bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), đã có những sản phẩm được phát triển như “Hệ thống săn dữ liệu mạng xã hội” của Topica AI Labs hay Chatbot thay thế con người làm một số công việc như trả lời điện thoại, email, đặt lịch làm việc của các nhà nghiên cứu tại công ty Alt Việt Nam.

Trong lĩnh vực y học, các bác sĩ VN đã thực hiện khá thành công các ca phẫu thuật ghép thận, ghép tạng, cũng như tiến bộ đáng kể trong việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư. Đặc biệt, vào năm 2016, bệnh viện Chợ Rẫy đã sử dụng kỹ thuật in 3D để chế tạo một mảnh sọ nhân tạo bằng methyl methacrylate và dùng nó để vá sọ thành công cho một bệnh nhân bị chấn thương sọ não.

Tuy nhiên, bên cạnh những “đốm sáng” còn đơn lẻ đó, vẫn còn nỗi lo lớn vấn đề VN có khả năng trở thành “bãi rác” công nghệ của những nước khác, thông qua việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu vô tội vạ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực các nhà máy nhiệt điện chạy than, nhiều nước trên thế giới đã gần như xóa sổ toàn bộ do chúng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở châu Âu, 109 nhà máy nhiệt điện than đã bị đóng cửa, ở Mỹ đã có 165 nhà máy nhiệt điện than ngưng hoạt động và 179 dự án xây mới bị hủy bỏ. Vừa qua, Trung Quốc quyết định ngưng 85 dự án điện than khắp 13 tỉnh trong cả nước, chưa kể 18 nhà máy đã được quyết định ngừng xây dựng vào cuối năm ngoái. Trong khi đó, ở VN, hàng loạt các dự án loại này với quy mô hàng chục tỷ USD lại nở rộ, như Trung tâm nhiệt điện Long An, các nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, Vũng Áng 2, Nghi Sơn 2…, chưa kể khoảng 20 nhà máy nhiệt điện hiện có (riêng đồng bằng sông Cửu Long có 14 nhà máy, trong đó khoảng 10 nhà máy do Trung Quốc đầu tư).

Nỗi lo đó đã được ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại VN cảnh báo cụ thể tại buổi họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2017 vừa diễn ra vào ngày 10.4 tại Hà Nội. Trong bài phát biểu của mình, ông hy vọng VN sẽ chú ý để không trở thành bãi rác công nghệ cũ của Trung Quốc.

Khởi nghiệp từ đổi mới công nghệ

Khởi nghiệp, tiếng Anh gọi là start-up, là quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Như vậy, bản chất của start-up là mô hình của đam mê, sáng tạo, có khả năng mở rộng và phát triển mạnh, khác với lập nghiệp, là việc gầy dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể có cùng mô hình kinh doanh với vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm, như mở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, tiệm hớt tóc, tiệm tạp hóa...

Đã xuất hiện một số mô hình sản xuất, kinh doanh khá mới mẻ ở VN như máy phát tia plasma lạnh phối hợp điều trị vết thương “Made in Vietnam”, phát triển hệ thống robot công nghiệp của Robotics 3T, ứng dụng tài trợ Dobody chỉ ra các vùng khó khăn trên cả nước đang thiếu những gì để nhà hảo tâm đáp ứng đúng nhu cầu của người dân địa phương đó.

Nhìn ra thế giới, có thể thấy các công ty lớn như: Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, Amazon… đều ra đời và phát triển mạnh mẽ nhờ sáng tạo đột phá và tận dụng công nghệ mới của kỷ nguyên internet trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Một trường hợp minh họa rõ nét gần đây là các công ty Uber, Grab đã tạo nên một mô hình kinh doanh và quản lý lĩnh vực dịch vụ vận tải hoàn toàn mới, dựa trên công nghệ số, với hiệu suất quản lý cao, nhanh chóng trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty vận tải taxi truyền thống.

Khởi nghiệp hiện đang là vấn đề lớn rất được Chính phủ và các ban, ngành, địa phương hết sức quan tâm. Nghị quyết số 35/NQ-CP được ký ngày 16.5.2016 đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Khẩn trương triển khai nghị quyết này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo góp ý xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp vào tháng 10.2016 ở TP. HCM, trong đó, có thảo luận nội dung đưa vào giảng dạy khởi nghiệp trong chương trình chính khóa bậc đại học. TP.HCM cũng mới ban hành “Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học - công nghệ của thành phố, với mức hỗ trợ kinh phí tối đa 2 tỷ đồng cho mỗi dự án khởi nghiệp. Một số trường đại học cũng lần lượt thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, các chính sách, quy chế nói trên cũng như việc triển khai trong thực tế rất cần dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn. Nếu không, chúng rất dễ trở thành phong trào hình thức. Chẳng hạn, việc giảng dạy về khởi nghiệp hoặc đánh giá các dự án khởi nghiệp được giao cho những người “tay ngang” thì chẳng có tác dụng gì.

Ở VN, thời gian qua, đã xuất hiện một số trường hợp khởi nghiệp điển hình từ đổi mới công nghệ, phần lớn đều xuất phát từ những người trẻ tuổi. Trong danh sách Top 18 startup tiêu biểu năm 2016 do VnExpress bình chọn, phần lớn các đơn vị đều phát triển và cung cấp dịch vụ trên nền tảng internet. Dịch vụ họ cung cấp khá đa dạng, từ y tế, với ba công ty ViCare, Plasma Việt Nam và mediThank, đến bất động sản, vận tải, tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, giúp việc nhà, giáo dục, du lịch, mô hình kinh tế sẻ chia online. Đã xuất hiện một số mô hình sản xuất, kinh doanh khá mới mẻ ở VN như máy phát tia plasma lạnh phối hợp điều trị vết thương “Made in Vietnam”, phát triển hệ thống robot công nghiệp của Robotics 3T, ứng dụng tài trợ Dobody chỉ ra các vùng khó khăn trên cả nước đang thiếu những gì để nhà hảo tâm đáp ứng đúng nhu cầu của người dân địa phương đó, hay ứng dụng Perkfec gắn kết nhân viên, giữ người tài của chàng trai 9x Nguyễn Văn Toản. Một trường hợp khởi nghiệp ở VN được phát trên truyền hình BBC World trong loạt phóng sự The Boss là nữ doanh nhân trẻ Trương Thanh Thủy với ứng dụng Whiteboard, một app vẽ giúp người dùng trình bày ý tưởng trên các thiết bị di động và ứng dụng Tappy để tương tác nhóm trong một cộng đồng ảo.

Một trong những xu hướng đáng quan tâm khác là lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp sạch qua việc tìm hoặc lai giống mới, chọn nhân giống và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới đối với các sản phẩm quý hiếm, giá trị cao như tỏi đen, nấm linh chi, cá giống lăng nha… hay trường hợp anh Nguyễn Phương Nam với thành công trong sản xuất than củi từ trấu, sau đó là sản xuất than tổ ong không độc, không khói.

Trong bối cảnh rất nhiều người trẻ sẵn sàng lập nghiệp bằng cách bán hàng rong, mở một xe bán hàng giải khát di động, chạy xe cho hãng Grab, hay kiếm tiền lẻ trên mạng (make money online – MMO), những gương khởi nghiệp nói trên rất đáng được trân trọng và nhân rộng. Mặc dù phần lớn các dự án đó còn có quy mô nhỏ lẻ, chưa có tính đột phá, chưa được phát triển rộng rãi và toàn cầu hóa, chúng vẫn như những đốm sáng hướng về “con tàu CN 4.0”, trước nỗi lo VN chậm chân, thậm chí trở thành “bãi rác” công nghệ.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Công nghiệp thế hệ 4.0: “Khởi nghiệp từ đổi mới công nghệ” (kỳ cuối)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO