COVID-19 là phép thử, cơ hội để đánh giá mạng lưới logistics Việt Nam - ASEAN

Mỹ Nhân|15/12/2020 08:57

(VLR) Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang cản trở đáng kể các hoạt động giao thương phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cục Xúc tiến Thương mại, các Thương vụ Việt Nam tại các nước ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội chủ hàng Việt Nam (VNSC) đã tổ chức Diễn đàn giao thương trực tuyến logistics Việt Nam - Asean trong 2 ngày (13 và 14/12).

Dịch COVID-19 không chỉ là một phép thử mà còn là một cơ hội để đánh giá mạng lưới logistics và thương mại nội địa của các quốc gia ASEAN

Dịch COVID-19 không chỉ là một phép thử mà còn là một cơ hội để đánh giá mạng lưới logistics và thương mại nội địa của các quốc gia ASEAN

Sau 25 năm gia nhập ASEAN với tiến trình hội nhập năng động và hiệu quả, thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng lên từ vài tỷ đến hàng chục tỷ USD, đạt 57,3 tỷ UDS (năm 2019) và 42,8 tỷ USD (trong 11 tháng đầu năm 2020), sụt giảm 9,06% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19.

Đối với Việt Nam, ASEAN không chỉ là thị trường gần gũi về địa lý mà còn có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng. ASEAN có số dân đông khoảng 622 triệu người và nhiều dư địa để tăng trưởng thương mại với Việt Nam. Thị trường ASEAN đã được các nước thành viên cùng khai thác nhiều năm qua nhưng giao dịch nội khối chưa xứng với tiềm năng.

Diễn đàn có sự tham dự của ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade); ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hiệp hội logistics Malaysia (LogM); ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA); ông Law Chung Ming, Vụ trưởng Giao thông và Logistics - Tổng vụ Doanh nghiệp Singapore, Bộ Công Thương Singapore; ông Trương Xuân Trung, Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Indonesia và hơn 80 doanh nghiệp của các nước ASEAN khác tham gia.

Ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hiệp hội logistics Malaysia (LogM) phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn

Ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hiệp hội logistics Malaysia (LogM) phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn

Diễn đàn sẽ là minh chứng để giải quyết những vấn đề khó khăn thế giới đang hứng chịu từ dịch bệnh, thiên tai,… Qua đó giúp thúc đẩy kết nối kinh doanh tạo ra những cơ hội trao đổi hợp tác, hợp lực giữa các doanh nghiệp có thể giúp đỡ, cùng nhau phát triển từ đó kêu gọi thúc đẩy đầu tư trực tiếp.

Ông Chang Kah Loon, Chủ tịch Hiệp hội logistics Malaysia (LogM) chia sẻ: “Maylaysia đang hướng tới vấn đề chia sẻ tri thức thông qua các viện, trường, các cơ sở giáo dục đào tạo để có thể trao đổi sinh viên giữa 2 nước, sinh viên Việt Nam có thể qua Malaysia học hỏi ngược lại. Đó là một cách chia sẻ tri thức giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và để trở thành một người thật sự chuyên nghiệp trong ngành logistics”.

Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, được coi là một ngành hỗ trợ thúc đẩy cho việc sản xuất kinh doanh trên tất cả các mặt hàng từ điện, điện tử cho đến thực phẩm, hàng tiêu dùng. Và logistics đã kết nối giữa các quốc gia để hợp tác phát triển nền kinh tế với nhau.

Năm 2019 hệ thống cảng biển có sự tăng trưởng nhanh, đặc biệt là cảng TP.HCM/Cái Mép đã lọt vào top 50 cảng container toàn cầu

Năm 2019 hệ thống cảng biển có sự tăng trưởng nhanh, đặc biệt là cảng TP.HCM/Cái Mép đã lọt vào top 50 cảng container toàn cầu

Ở Singapore ngành logistics được coi là ngành trụ cột cho việc phát triển kinh tế với doanh số 6,8 tỷ USD tạo ra trên 86.000 công ăn việc làm cho người dân.

Với nhu cầu ngày càng gia tăng về năng lực của các doanh nghiệp về sự phát triển, ngành kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thúc đẩy phát triển về công nghệ, điện tử thương mại logistics…

Xu thế toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh. Và sáng kiến về thuận lợi trong hải quan của ASEAN cũng là một trong những cách thức để thúc đẩy hàng hóa được lưu thông một cách thuận tiện giữa các quốc gia ASEAN với nhau. Một trong những cơ hội đó chính là logistics xuyên biên giới giữa các nước ASSEAN và Việt Nam.

Ông Trương Xuân Trung, Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết: “Tổng thống Indonesia quyết định di dời thủ đô Jakarta về Kalimantan vào năm 2024. Đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm vật liệu xây dựng Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia. Khi xây dựng một thủ đô mới ngoài xây dựng các cơ sở hạ tầng, các trụ sở, nhà máy, văn phòng thì còn xây dựng những khu nhà cao tầng để cho cán bộ công nhân viên, người dân sinh sống nên nhu cầu vật liệu xây dựng rất cao”.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
COVID-19 là phép thử, cơ hội để đánh giá mạng lưới logistics Việt Nam - ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO