Cực tăng trưởng Nghi Sơn

Ngô Đức Hành|22/05/2023 10:21

Tôi có mặt ở Nghi Sơn, lần đầu năm 2003, khi Bến 1 của cảng biển Nghi Sơn khánh thành; và có mặt lần thứ hai, năm 2004 khi Bến 2 được khởi công xây dựng. Lần này, tôi trở lại Nghi Sơn, theo đoàn văn nghệ sĩ, nhà báo Xứ Thanh thuộc Hội Đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội. Các văn nghệ sĩ được mời đi tham quan thực tế. Nghi Sơn là một trong “tứ sơn” cùng với Sầm Sơn, Đông Sơn, Lam Sơn – bốn cực tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa.

Sự phát triển của hệ thống cảng biển Nghi Sơn thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn hoàn toàn không bất ngờ. Năm 1996, nghĩa là cách đây gần 30 năm, đoàn chuyên gia thuộc Viện phát triển kinh tế Nhật Bản (JICA) khi đi khảo sát đã nhận định: “... Nằm ở cuối phía nam bờ biển Thanh Hoá, Nghi Sơn có tiềm năng về xây dựng một cảng biển nước sâu có độ sâu từ 15-18m. Sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và tuyến kỹ thuật hạ tầng vào khu công nghiệp, đồng thời với sự đầu tư tổng hợp sẽ cho phép vùng Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Bắc Trung Bộ và của cả nước, sẽ là cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc...”.

5-chot-5-16047571885271389895340-16535365360561833841980-compressed.jpeg

Năm 2010, Bến 3 do doanh nghiệp đầu tư và khai thác có thể tiếp nhận được tàu 70.000 DWT giảm tải. Hiện nay, khu vực cảng biển Nghi Sơn đã có 9 bến tổng hợp và container, 6 bến chuyên dụng đi vào hoạt động; và đang tiếp tục đầu tư 10 bến container và các bến tổng hợp, với luồng tàu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 30.000 DWT ra vào.

Những năm gần đây, cảng biển Nghi Sơn có tốc độ phát triển “chóng mặt”. Năm 2021, lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 43,03 triệu tấn, đảm bảo khối lượng theo dự báo, chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng qua Nhóm cảng biển số 2 (bằng cả lượng hàng thông qua cảng biển Nghệ An và Hà Tĩnh cộng lại), phù hợp với dự báo lượng hàng theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020 là từ 38,7 đến 44,7 triệu tấn. Năm 2022 là một năm nhiều khó khăn “hậu Covid-19”, nhưng năm 2023, Thanh Hóa đang kỳ vọng khoảng 47,7 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn.

n-son2-compressed.jpeg

Khi nói đến cảng Nghi Sơn, những người trong ngành Hàng hải đều nghĩ đến khu bến Nghi Sơn, khu bến Nam Nghi Sơn, khu bến Bắc Nghi Sơn, khu bến đảo Mê, khu neo đậu, chuyển tải Hòn Mê... Tất cả đều rộn ràng tiếng còi tàu.

“VAS hiện nay là nhà sản xuất thép lớn thứ 4 của Việt Nam. Sản phẩm thép chúng tôi đã xuất khẩu đi châu Á, Trung Mỹ; năm 2023 này sẽ đạt tiêu chuẩn đi châu Âu. Trước đây, trong chiến tranh, người dân Thanh Hóa tự hào vì “quê hương thép”, thì nay có thể tự hào Thanh Hóa đã sản xuất thép cho thế giới”, Phó Tổng giám đốc Trịnh Thế Dũng chia sẻ.

Tôi nhớ hôm đón đoàn văn nghệ sĩ, nhà báo, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng, chia sẻ tự hào: “Thanh Hóa bây giờ đã thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới. Cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, Thanh Hóa đã tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc Tổ quốc”.

Trong “diện mạo” mới ấy của Thanh Hóa, có vai trò của cực tăng trưởng Nghi Sơn.

Hôm chúng tôi đến Nghi Sơn, đoàn có cơ hội vào thăm Nhà máy Cán thép số 1 Nghi Sơn của Công ty Cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn, thuộc Tập đoàn VAS. Nói về “tập đoàn mẹ” VAS, sau 25 năm hình thành và phát triển, đến nay họ đã có một hệ thống các nhà máy luyện phôi, cán thép trải dài từ Bắc đến Nam với tổng công suất hàng năm đạt 4,45 triệu tấn phôi vuông; 2,55 triệu tấn thép xây dựng cùng hệ thống cảng biển nước sâu, diện tích 33 ha với 6 cầu cảng có năng lực xếp dỡ đạt 15 triệu tấn hàng hóa/mỗi năm.

Riêng ở Khu Kinh tế Nghi Sơn, VAS không chỉ là nhà sản xuất thép mà còn là nhà khai thác cảng biển. Cùng với nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 1, cảng quốc tế Nghi Sơn, nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2 hoàn thành vào đầu năm 2022, đi vào vận hành VAS đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 5.000 lao động và đóng góp vào Ngân sách tỉnh Thanh Hóa từ 3.000 đến 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Nhà máy luyện cán thép số 3 của VAS Nghi Sơn, sản lượng 7 triệu tấn thép/ năm cũng đang được khởi động.

Điều đặc biệt là, không chỉ ở Nghi Sơn, hệ thống Nhà máy VAS được đầu tư trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Danieli, một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất thép.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, Cảng Nghi Sơn là cảng loại I và được quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt. Hệ thống cảng biển nước sâu Nghi Sơn được quy hoạch gồm 62 bến cảng chuyên dụng, tổng hợp và container.

Phó Tổng giám đốc VAS, Trịnh Thế Dũng cho biết, bên cạnh hệ thống nhà máy, VAS đã và đang tiếp tục mở rộng đầu tư hệ thống cảng biển cùng khu hậu cần cảng nhằm tạo hệ sinh thái hoàn chỉnh và tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. “VAS xem đây là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, đồng thời khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế”, ông chia sẻ.

n-compressed.jpeg

Lâu nay tôi thường nghe nói đến “hệ sinh thái” doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh... nhưng đến Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn của VAS mới thực sự hiểu về khái niệm này. Toàn bộ thép nguyên liệu của Nhà máy đều là phế liệu đươc nhập khẩu từ nước ngoài, AI được ứng dụng trong sản xuất, quan trắc môi trường, không hề có khái niệm khói, bụi trong khu vực nhà máy.

Dự án cảng quốc tế Nghi Sơn (VAS Port) do Tập đoàn VAS đầu tư từ năm 2015 đã hoàn thành trên diện tích 33 ha, bao gồm 6 cầu cảng, tổng chiều dài các bến 1.397m, có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp tải trọng đến 70.000 DWT, chở hàng container tải trọng đến 30.000 DWT, tàu chở hàng lỏng đến 70.000 DWT. Đây cũng là cảng biển đầu tiên tại khu vực Bắc Trung Bộ triển khai dịch vụ tiếp nhận và khai thác tàu container quốc tế.

Bài liên quan
  • Nghi Sơn (Thanh Hóa) phát triển du lịch xanh, bền vững
    Để đưa du lịch thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, Nghi Sơn đã và đang tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch du lịch biển, trong đó chú trọng việc thực hiện quy hoạch khu du lịch Hải Hòa và khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Cực tăng trưởng Nghi Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO