(Vietnam Logistics Review)VN đang được quảng bá là một trung tâm sản xuất hấp dẫn của thế giới, đặc biệt với ngành công nghệ cao, bằng chứng là các nhà máy sản xuất sở hữu bởi các ông lớn như Samsung hay Microsoft đang mọc lên như nấm. Bộ Kế hoạch & Đầu tư VN ước tính vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 11.8 tỉ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu thị trường tiếp tục phát triển theo quỹ đạo như vài năm gần đây, xu hướng tăng này dự kiến sẽ còn tiếp tục.
Xu thế phát triển chưa có dấu hiệu chững lại. Vẫn còn nhiều cơ hội cho các DN công nghệ cao trong nước vươn ra thế giới. Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu, Ngân hàng Phát triển Châu Á nhận thấy chỉ có 36% số DNVN đang tham gia mạng lưới xuất khẩu, và chỉ 21% số DN vừa và nhỏ (DNVVN) tham gia chuỗi cung-cầu, thấp hơn các đối thủ láng giềng như Thái Lan và Malaysia. Trong khi đó, chính phủ đang khuyến khích mạnh mẽ khối ngành công nghệ cao với khoản đầu tư lên tới 40 tỉ USD cho dự án Saigon Silicon City gần đây, tham vọng biến VN thành Thung lũng Silicon của châu Á.
Trong bối cảnh như vậy, các DNVVN trong nước đang có vị thế thuận lợi để bắt đầu xuất khẩu. Họ cần tìm hiểu những cơ hội đang có và tính toán phương cách mở rộng kinh doanh ra toàn khu vực.
Hiệp định thương mại mở ra những cánh cửa mới
Việc hoàn thành đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 đã tạo ra tiền đề cho các DNVVN trong lĩnh vực công nghệ cao của VN mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, VN chỉ mới mở cửa về mặt kinh tế, đối với hầu hết các DNVVN, việc bước ra thị trường quốc tế vẫn còn là khái niệm xa lạ.
Các DNVVN cần tiếp cận được các thông tin và hỗ trợ để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường. Việc học hỏi từ các DN khác đóng vai trò thiết yếu khi thâm nhập vào các thị trường mới. Vì thế, các DNVVNsẽ được tư vấn kỹ càng để tìm kiếm cơ hội kết nối với các “ông lớn” trong ngành, học tập những điển hình thành công, cũng như hợp tác với các nhà lãnh đạo cùng chí hướng.
Hiểu tầm quan trọng của những yếu tố này, UPS đã hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN để phát triển một chương trình kéo dài trong nhiều năm, giúp các DNVVN của Đông Nam Á hưởng lợi nhiều hơn từ các điều kiện thương mại tự do, và để sẵn sàng tâm thế gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo cuộc khảo sát mới đây của UPS về “Thay đổi trong Chuỗi cung ứng (CITC)”, ba mối băn khoăn lớn nhất khi DN tiến vào thị trường mới là: các thách thức về văn hóa (41%), khả năng đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường (39%), và lựa chọnthị trường để thâm nhập (38%).
Một cách để các DNVVN rút ngắn khoảng hụt kiến thức là làm việc với các bên thứ ba cung cấp dịch vụ logistics. Ví dụ, UPS đưa ra các giải pháp trung gian có thể giúp các DNVVN định hướng trong bối cảnh quy định pháp luật liên tục thay đổi, làm rõ các vấn đề phức tạp trong thương mại trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của công ty. UPS cung cấp giải pháp TradeAbility trên nền tảng web, giúp các DN ước tính tổng chi phí giao hàng, truy cập các biểu mẫu chuẩn quốc tế, tìm kiếm các mã hệ thống phù hợp, đồng thời nhận diện những cá nhân hoặc công ty bị hạn chế. UPS nhận thứcrõ các thách thức mà DNVVN gặp phải và trên đây là chỉ là một số trong những giải pháp mà UPS cung cấp, giúp các DNVVN từng bước gây dựng chỗ đứng trên thị trường.
Cơ hội thương mại điện tử
Nền kinh tế điện tử đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi các hoạt động mua bán trực tuyến được ước tính có giá trị lên tới 875 tỉ USD trong năm nay (Internet Retailer (July 19, 2015), Global e-commerce set to grow 25% in 2015), sẽ tạo sân chơi bình đẳng, giúp các DNVVN VN tiếp cận thị trường toàn cầu bằng các phương tiện kĩ thuật số. Nghiên cứu gần đây của UPS có tên ”Động lực chi tiêu công nghiệp” (Industrial Buying Dynamics) tiết lộ xu hướngngày càng tăng của việc các đơn vị mua hàng công nghiệp ở châu Âu mua trực tiếp từ nhà sản xuất và chuộng những nhà cung cấp có giao diện trang web thân thiện cùng dịch vụ khách hàng tốt hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây thực hiện tại Hà Nội cho thấy các DN xuất khẩu VN chưa tận dụng tối đa website của mình. Nếu không được giải quyết, việc này có thể cản trở các DN hưởng lợi từ thương mại. Các DNVVN công nghệ cao của VN cần cải thiện nền tảng di động để có thể vượt trên đối thủ trong cuộc cạnh tranh này. Tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến không còn là điều để tính sau và các DNVVN công nghệ cao cần phát triển dịch vụ chuỗi cung ứng toàn diện.
Các DNVVN công nghệ cao có thể tận dụng chuyên môn logistics từ bên thứ ba để việc giao nhận sản phẩm diễn ra trôi chảy hơn. Để đạt được điều này, UPS có sẵn hàng loạt dịch vụ như UPS Worldwide Express Freight cho các đơn hàng gấp, có khối lượng lớn, giá trị cao đi quốc tế. Dịch vụ này phù hợp nhất cho ngành công nghiệp công nghệ cao, với đặc trưng yêu cầu giao hàng nhanh chóng khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, dễ gặp phải tình huống thiếu hàng dự trữ hoặc linh kiện thay thế cho thiết bị hỏng.
Công nghệ và các giải pháp giảm bớt rủi ro
Một lý do có thể hạn chế các DNVVN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là rủi ro. Khảo sát CITC của UPS cho biết tới 60% số DN tham gia khảo sát nêu ra nhu cầu cải thiện năng lực của mình trong các lĩnh vực khác nhau về quản lý rủi ro như thực hiện biện pháp đối phó, giảm bớt rủi ro, lập kế hoạch đối phó; quản lí và điều phối sự kiện. Rủi ro vốn luôn tồn tại trong chuỗi cung ứng. Tuy vậy ngày nay có nhiều giải pháp mà các DNVVN trong nước có thể sử dụng để hạn chế các yếu tố làm gián đoạn vận hành.
Ví dụ, mỗi năm, VN thường phải hứng chịu mùa mưa bão với nhiều diễn biến thời tiết khắc nghiệt. Điều này gây cản trở giao thông đường thủy lẫn bộ, nhưng không có nghĩa khiến toàn bộ hệ thống kinh doanh phải đình trệ. Bằng việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát như UPS, chúng tôi có thể xây dựng kế hoạch dự phòng bão cho các khách hàng, sử dụng nhiều phương thức vận tải, đường bộ, đường biển và hàng không, phòng khi có sự cố xảy ra ở một tuyến đường, chúng tôi có thể chuyển sang tuyến khác để hàng được chuyển đến hoặc đi kịp thời.
Các DNVVN có thể ngại gửi những đơn hàng khối lượng lớn, giá trị cao. Nhưng ngày nay, công nghệ đã cho phép các DNVVN theo dõi việc vận chuyển từ bàn làm việc của mình. UPS cung cấp dịch vụ Flex Global View cho phép khách hàng theo dõi từng bước giao hàng 24/7 trên web. Với thông tin được cung cấp, khách hàng có thể dự đoán và giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu gián đoạn trọng vận hành để có thể toàn tâm tập trung gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hướng tới tương lai
Công nghiệp công nghệ cao đang là thị trường đầy hứa hẹn ở châu Á và là điểm sáng của nền kinh tế VN. Các hiệp định thương mại tự do, các quyết sách mạnh mẽ của chính phủ đã đưa ngành công nghiệp công nghệ cao lên vị trí ưu tiên hàng đầu để tận dụng những cơ hội được mang lại. Các DNVVN trong nước có thể thấy choáng ngợp khi bước vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng với các chiến lược và sự hợp tác đúng đắn, họ có thể thành công. Ở UPS, chúng tôi đã chứng kiến ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước phát triển thành cỗ máy vận hành hoàn chỉnh như ngày nay, và chúng tôi mong muốn được tiếp tục hỗ trợ các DN công nghệ cao của VN phát huy tiềm năng của mình để vươn ra trường quốc tế.