Đến 2025, ít nhất 2 trường lọt vào 100 đại học tốt nhất châu Á
thanhnien.vn|24/01/2019 09:10
(VLR) Theo đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt, một trong những quan điểm chính của Chính phủ với phát triển giáo dục đại học là chủ động hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế là mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn tới
50% trường tổ chức ít nhất một hội thảo quốc tế mỗi năm
Mục tiêu chung của đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Trong đó, với mục tiêu hội nhập quốc tế, đề án đặt ra kỳ vọng đến năm 2025, nước ta có ít nhất 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 100 trường đại học tốt nhất châu Á, 10 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 400 trường đại học tốt nhất châu Á, 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 1.000 trường dại học hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
Ngoài ra, trong các nội dung khác, nhiều mục tiêu cụ thể cũng hướng tới mong muốn “hội nhập”. Chẳng hạn, với nội dung nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng, đề án đặt ra các mục tiêu phải có khoảng 1/3 trường đại học có ít nhất 3 đề tài/chương trình hoặc dự án hợp tác với nước ngoài trong nghiên cứu khoa học hằng năm; trên 50% cơ sở đại học thực hiện được ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ cho các tổ chức trong và ngoài nước; trên 50% cơ sở đại học tổ chức được ít nhất một hội thảo quốc tế hằng năm; có ít nhất 10 tạp chí khoa học của các cơ sở đại học trong nước được nâng cấp đạt chuẩn của các tạp chí quốc tế trong khu vực ASEAN và thế giới.
Cạnh tranh với trường đại học uy tín trong khu vực
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, đề án đưa ra một loạt giải pháp, trong đó nhiều giải pháp cũng đã hướng tới việc lấy cách thức phát triển, vận hành đại học của quốc tế làm chuẩn mực và quan tâm đặc biệt tới việc tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng như đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Chẳng hạn, quan tâm chế độ đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện trả lương theo hiệu quả công việc.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đề án đưa ra giải pháp hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số cơ sở giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, đủ sức cạnh tranh với các trường đại học có uy tín trong khu vực; hình thành một số trung tâm thực hành, thí nghiệm hiện đại dùng chung cho các đại học; thí điểm xây dựng một số làng đại học quốc tế thu hút các cơ sở đại học có uy tín của nước ngoài tham gia đào tạo và nghiên cứu quốc tế; khuyến khích cơ sở đại học chủ động xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên và hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các đại học khác. Bên cạnh đó là hình thành hệ thống xếp hạng đại học Việt Nam gắn kết với khu vực và thế giới bảo đảm được tính độc lập, minh bạch, nâng dần thứ hạng của các cơ sở giáo dục đại học trong các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
Để nhấn mạnh chủ trương “hội nhập”, đề án có riêng một nhóm giải pháp cho nhiệm vụ “đẩy mạnh quốc tế hóa”: chú trọng tăng cường năng lực tiếng Anh cho người học, tạo lập môi trường sử dụng tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục đại học, thu hút sinh viên quốc tế và giảng viên quốc tế học tập, giảng dạy, tăng cường các chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi sâu sắc bởi biến động địa chính trị và sự phát triển công nghệ, chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không còn hoạt động như trước đây. Sự phân mảnh địa chính trị, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, và xu hướng tự động hóa đã buộc các quốc gia phải tái định hình chiến lược của mình. Việt Nam, với vị trí địa lý chiến lược và nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, đang đứng trước những cơ hội vàng để gia tăng giá trị gia nhập GVC.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và áp lực gia tăng từ những vấn đề môi trường toàn cầu, việc phát triển bền vững không chỉ là một xu thế mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia và lĩnh vực kinh tế.
Ngành logistics Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để cạnh tranh hiệu quả với các quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Singapore, Việt Nam cần nhận diện rõ vị thế hiện tại, so sánh với các đối thủ, đánh giá lợi thế và điểm yếu, từ đó đề ra chiến lược phù hợp.
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động không ngừng, tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và cạnh tranh hiệu quả. Việc xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt cho phép doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với những thay đổi đột ngột, từ đó giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, tính bền vững trong chuỗi cung ứng đã trở thành yếu tố then chốt đối với các doanh nghiệp hiện đại. Việc tích hợp các chiến lược bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Liên kết vùng là chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường hiệu quả logistics tại Việt Nam. Trong bối cảnh các khu thương mại tự do (FTZ) được triển khai, việc xây dựng mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các vùng kinh tế là điều kiện tiên quyết để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết phân tích vai trò của FTZ trong việc thúc đẩy liên kết vùng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong hội nhập thương mại quốc tế, đặc biệt thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) với phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, việc tập trung vào số lượng hiệp định thay vì chất lượng cam kết đã khiến chiến lược hội nhập của Việt Nam vẫn còn thiếu chiều sâu.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi sâu sắc bởi biến động địa chính trị và sự phát triển công nghệ, chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không còn hoạt động như trước đây. Sự phân mảnh địa chính trị, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, và xu hướng tự động hóa đã buộc các quốc gia phải tái định hình chiến lược của mình. Việt Nam, với vị trí địa lý chiến lược và nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, đang đứng trước những cơ hội vàng để gia tăng giá trị gia nhập GVC.
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế. Với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, nước ta cần xây dựng một lộ trình rõ ràng và chiến lược đột phá để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể biến tham vọng này thành hiện thực khi đối mặt với những thách thức mới từ biến động toàn cầu?
Vietnam has achieved significant success in international trade integration, particularly through wide-ranging free trade agreements (FTAs). However, an emphasis on the quantity of agreements over the quality of commitments has left Vietnam’s integration strategy lacking depth. In an increasingly complex global economy, Vietnam needs to shift its approach from merely reducing tariffs to fostering deeper trade integration to maximize economic benefits.
In the context of profound global economic shifts driven by geopolitical disruptions and technological advancements, global value chains (GVCs) no longer operate as they once did. Geopolitical fragmentation, U.S.-China trade tensions, and the rise of automation are forcing nations to redefine their strategies. For Vietnam, with its strategic geographic location and export-driven economy, this presents golden opportunities to enhance its role in GVCs.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi sâu sắc bởi biến động địa chính trị và sự phát triển công nghệ, chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không còn hoạt động như trước đây. Sự phân mảnh địa chính trị, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, và xu hướng tự động hóa đã buộc các quốc gia phải tái định hình chiến lược của mình. Việt Nam, với vị trí địa lý chiến lược và nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, đang đứng trước những cơ hội vàng để gia tăng giá trị gia nhập GVC.
Trong bối cảnh thương mại điện tử và chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng mở rộng, mô hình 4PL (Fourth Party Logistics) đang nổi lên như một giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động Logistics, đặc biệt tại thị trường Việt Nam.
Vietnam stands at a critical juncture in its economic development history. With the goal of becoming a high-income nation by 2045, the country must establish a clear roadmap and breakthrough strategies to sustain stable growth, enhance value-added production, and expand its service sectors. However, can Vietnam turn this ambition into reality while facing new challenges posed by global uncertainties?
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế. Với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, nước ta cần xây dựng một lộ trình rõ ràng và chiến lược đột phá để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể biến tham vọng này thành hiện thực khi đối mặt với những thách thức mới từ biến động toàn cầu?
In the context of rapid globalization and increasing pressure from global environmental issues, sustainable development is not merely a trend but has become an urgent necessity for all nations and economic sectors. For Vietnam, a country undergoing a significant transformation to become a production and supply chain hub in Southeast Asia, integrating "green" elements into its economic development strategies-particularly in logistics and industrial parks (IPs) is a top priority.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và áp lực gia tăng từ những vấn đề môi trường toàn cầu, việc phát triển bền vững không chỉ là một xu thế mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia và lĩnh vực kinh tế.
Thỏa thuận hợp tác giữa AGRITRADE và CSED có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua việc xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực và kết nối giao thương, chương trình sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Tại các thành phố, địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, cổng chào được xem là một biểu tượng đặc biệt, dấu hiệu nhận biết của cả một thành phố, điểm đến. Cổng chào Đại hải trình The Maris Vũng Tàu sắp được triển khai thi công sẽ trở thành biểu tượng đặc trưng, điểm check-in dành cho cư dân và du khách khi đến thành phố biển Vũng Tàu.
Theo các chuyên gia y tế, tầm soát sớm cũng như chăm sóc sức khỏe chủ động là “chìa khóa” để mở ra cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và giảm áp lực lo ngại về bệnh tật cũng như nâng cao chất lượng sống.