Đến năm 2030 Logistics trong lĩnh vực Giao thông vận tải trở thành ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam

26/02/2015 11:27

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Thưa Thứ trưởng năm 2014 ngành GTVT đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trên các lĩnh vực hoạt động trong đó có việc thí điểm các tuyến vận tải ven biển? Xin Thứ trưởng cho biết hiện nay các tuyến vận tải này đang hoạt động như thế nào?

(Vietnam Logistics Review) Thưa Thứ trưởng năm 2014 ngành GTVT đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trên các lĩnh vực hoạt động trong đó có việc thí điểm các tuyến vận tải ven biển? Xin Thứ trưởng cho biết hiện nay các tuyến vận tải này đang hoạt động như thế nào?

VN có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, hệ thống sông ngòi tự nhiên tập

trung tại hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phía Nam và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) phía Bắc. Đây là tiềm năng lớn. Hiện nay, chúng ta đã có hệ thống giao thông với trên 17.000 km đường bộ, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy nội địa, 55 cảng biển, 20 sân bay bước đầu đã định hình một mạng lưới giao thông có tính kết nối cao, tận dụng được điều kiện tự nhiên, địa lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu trọng tâm, tính kết nối giữa các loại phương thức vận tải chưa tốt. Cùng với đó là tổ chức vận

tải chưa hợp lý, chưa khai thác hết lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước. Xu hướng “đường bộ hóa” ngày càng rõ nét thể hiện qua tỷ lệ đảm nhận khối lượng hàng hóa của phương thức vận tải đường bộ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn, trong khi thị phần vận tải ngành đường thủy (đường thủy nội địa và đường biển) lại có xu hướng giảm.

Để từng bước khắc phục những tồn tại, trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, các DN, chỉ đạo cơ quan trong ngành xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, các đề án, dự án nhằm góp phần phát triển hợp lý các phương thức vận tải hỗ trợ giảm áp lực cho vận tải đường bộ, từng bước tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện để các phương thức vận tải được coi là lợi thế về giá thành, về khối lượng chuyên chở trong hoạt động vận tải như đường biển, đường thủy nội địa phát triển và hoạt động kinh doanh hiệu quả làm tiền đề cho việc phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức và Logistics. Một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện đó là việc phát triển vận tải đường thủy nội địa.

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển (VR-SB) đã được phê duyệt tại Quyết định số 4291/QĐ- BGTVT ngày 24.12.2014, Bộ GTVT đã ban hành các Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT ngày 30.6.2014, 3365/ QĐ-BGTVT ngày 5.9.2014 và 3733/QĐ-BGTVT ngày 3.10.2014 công bố các tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Tính đến hết tháng 11.2014, tổng số hàng hóa thông qua cảng biển do tàu VR-SB chuyên chở là 718.284 tấn với tổng số lượt tàu ra vào bến, cảng biển là 759 lượt. Lượng hàng này nếu chuyên chở bằng đường bộ phải cần đến 23.940 lượt xe tải 30 tấn. Đó là những tín hiệu tích cực, khẳng định chủ trương của chúng ta là đúng đắn.

Ngày22.01.2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 169/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chúng ta có thể kỳ vọng Logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng tại VN?

Ngày 27.01.2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 175/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của VN đến năm 2020, theo đó, định hướng cơ bản phát triển lĩnh vực dịch vụ Logistics đến năm 2020: Coi Logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và XNK; Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển Logistics điện tử (e-Logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện; Tốc độ tăng trưởng thị trường Logistics đạt 20-25% năm; Tỉ lệ thuê ngoài Logistics (outsourcing Logistics) đến năm 2020 là 40%.

Ngày 22.01.2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 169/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Đến năm 2020, phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng biển quốc gia; góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển VN đến năm 2020. Đến năm 2030, phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT thành một ngành dịch vụ quan trọng tại VN, đóng góp từ 5-10% vào tổng thu nhập sản phẩm quốcgia - GDP.

Vậy,cầnphảitriển khai đề án trên như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp đồng bộ về kết cấu hạ tầng GTVT; về phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa; về nâng cao năng lực DN dịch vụ Logistics; về phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế; và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics VN (VLA)?

Thời gian qua, ngành dịch vụ Logistics VN đã có những bước phát triển cả về chất và lượng. Năm 2014 theo đánh giá về Chỉ số hoạt động Logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới, VN đứng thứ 48/160 nước tham gia nghiên cứu và đứng thứ 4 trong các nước thành viên ASEAN. Trong bước phát triển đó, Hiệp hội VLA đã đóng một vai trò tích cực. VLA thực sự là cầu nối giữa các DN cung cấp dịch vụ Logistics của VN với các cơ quan Nhà nước, bảo vệ quyền lợi hội viên, thực hiện chức năng phản biện xã hội đã đóng góp nhiều ý kiến vào các văn bản, đề án của các Bộ, ngành liên quan đến việc quản lý và phát triển các hoạt động Logistics của VN, đặc biệt là ngành GTVT.

Tháng 11.2014, VLA tổ chức thành công Hội nghị thường niên Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) mà VN là Chủ tịch. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước phát triển đáng hoan nghênh của VLA trong hoạt động hợp tác quốc tế.

Trong thời gian tới, khi VN tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015 và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như các Hiệp định Mậu dịch tự do khác, đòi hỏi VLA phải phát huy vai trò của mình, phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ giúp đỡ các hội viên nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ Logistics với chi phí thấp nhất nhằm tạo thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và thương mại cũng như GTVT nói riêng.

- Trân trọng cám ơn Thứ trưởng!


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Đến năm 2030 Logistics trong lĩnh vực Giao thông vận tải trở thành ngành dịch vụ quan trọng tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO