Giải pháp phát triển đội tàu hàng rời Việt Nam

23/05/2014 09:40

(VLR) Theo quy hoạch phát triển vận tải biển VN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, vận tải biển VN đặt mục tiêu nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa XNK đến năm 2020 là từ 27% tới 30%. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc phát triển đội tàu chở container, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của việc phát triển đội tàu hàng rời.

Theo quy hoạch phát triển vận tải biển VN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, vận tải biển VN đặt mục tiêu nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa XNK đến năm 2020 là từ 27% tới 30%. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc phát triển đội tàu chở container, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của việc phát triển đội tàu hàng rời.

Hàng rời là những hàng hóa cùng loại hay đồng nhất, có tính xô dịch cao, được chuyên chở với khối lượng lớn bằng cách chứa trực tiếp trong các khoang hàng của tàu mà không cần sử dụng bất kỳ loại bao bì đóng gói nào. Hàng rời có thể ở dạng lỏng (dầu, xăng, hoá chất…) hay dạng thô như (than đá, quặng sắt, ngũ cốc…).

Theo Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS), tàu chở hàng rời là tàu được đóng với một boong, có các két đỉnh mạn và két hông trong khu vực chứa hàng, mục đích chủ yếu là chở hàng khô dưới dạng xô, và bao gồm cả các kiểu tàu như tàu chở quặng và tàu chở hàng hỗn hợp.

Một số tàu chở hàng rời chủ yếu hiện nay là:

LOẠI TÀU

TẢI TRỌNG

Handy

10,000 - 30,000 DWT

Handymax

30,001 - 50,000 DWT

Panamax

50,001 - 80,000 DWT

Capesize

80,001 - 199,000 DWT

VLOC

từ 200,000 DWT trở lên

THỰC TRẠNG ĐỘI TÀU HÀNG RỜI VN

Về số lượng, VN có tổng cộng khoảng 120 tàu hàng rời, nhưng đội tàu đang thiếu trầm trọng những con tàu có trọng tải lớn. Theo thống kê từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 4.2014, có 62 tàu <_102c_000 _dwt2c_="" _chie1babf_m="" _512c_725_2c_="" 55="" _tc3a0_u="" _te1bbab_="" _102c_000="" _te1bb9b_i=""><_602c_000 dwt="" _28_chie1babf_m="" _452c_825_29_2c_="" _vc3a0_="" _che1bb89_="" _cc3b3_="" 3="" _tc3a0_u="">= 60,000 DWT, chiếm 2,5%.

Có thể thấy, đây rõ ràng là một bất lợi cho đội tàu VN do tàu chủ yếu là tàu cỡ nhỏ, loại Supramax trọng tải từ 6.500-56.000 DWT. Trong khi đó, nhu cầu của thế giới lại đang tăng mạnh chủ yếu tăng ở phân khúc tàu cỡ lớn Capesizes (tàu có trọng tải trên 150.000 DWT) và tàu Panamax (tàu trọng tải 60.000-70.000 DWT, đi qua được kênh Panama).

Về tuổi tàu, tính đến thời điểm hiện tại, độ tuổi trung bình đội tàu hàng rời của VN là khoảng 10 tuổi. Đây là dấu hiệu khá đáng mừng khi đội tàu hàng rời đang dần trẻ hóa.

Bảng 2. Tuổi tàu của đội tàu hàng rời VN tính đến tháng 4.2014

Tuổi tàu

Số lượng

Tỷ lệ

0-14

84

70%

15-24

29

24,2%

>25

7

5,8%

Nguồn: Cục Hàng hải VN

Về thị phần chuyên chở, năm 2013, thị phần vận tải hàng hóa XNK của đội tàu biển VN khá thấp (khoảng 15%), trong đó, thị phần vận tải hàng rời chiếm 12%, còn lại là hàng lỏng và hàng container. Như vậy, có thể nói các DN vận tải tàu hàng rời đã thua ngay trên sân nhà khi phần lớn khối lượng hàng hóa XNK của chủ hàng trong nước lại do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận việc vận chuyển. Nguyên nhân của tồn tại này một phần xuất phát từ thói quen mua CIF bán FOB của các chủ hàng VN. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một phần lớn nguyên nhân nằm ở chính đội tàu khi mà các DN vận tải tàu hàng rời chưa thực sự nỗ lực đổi mới cách quản lý, đầu tư và phát triển đội tàu của mình theo định hướng rõ ràng.

Về vốn đầu tư, các DN tàu hàng rời của VN đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh như: đóng mới tàu, mở rộng hệ thống đại lý trong và ngoài nước, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý và thuyền viên… Những khó khăn của nền kinh tế trong nước nói chung và ngành vận tải biển VN những năm qua, cùng với giá cước vận tải trên thế giới giảm mạnh đã gây áp lực lớn lên đội tàu hàng rời. Nhiều DN bị thua lỗ trầm trọng, không có doanh thu, thậm chí vỡ nợ ngân hàng và buộc phải làm thủ tục phá sản để thoát nợ.

Về dịch vụ vận tải hàng rời, việc bốc xếp phần lớn sử dụng lao động chân tay và các phương pháp bốc xếp thủ công. Công nghệ bốc xếp tự động, tiên tiến trên thế giới chưa được đưa vào sử dụng phổ biến. Các cách dỡ hàng truyền thống vẫn được áp dụng rộng rãi như: tận dụng cần trục có sẵn ở cảng container hay kết hợp cần trục/cần cẩu và xe ủi, cách xếp hàng này không năng xuất và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngoài ra, hệ thống quản lý kho bãi nghèo nàn làm cho tình trạng mất cắp, tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng khá cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của đội tàu hàng rời trong nước.

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP CHO ĐỘI TÀU HÀNG RỜI

Theo dự báo của Cục Hàng hải VN, khối lượng vận chuyển hàng rời do đội tàu VN đảm nhận đạt khoảng 30-60 triệu tấn vào năm 2020, trong đó, chủ yếu tập trung vào vận tải nội địa với khối lượng từ khoảng 20-24 triệu tấn, khoảng từ 10-12 triệu tấn còn lại là vận tải quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, cần một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát triển đội tàu hàng rời vững mạnh về số lượng, uy tín cao về chất lượng phục vụ. Cụ thể như sau:

- Bổ sung vốn đầu tư cho phát triển đội tàu: Việc huy động vốn từ những nguồn nào để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu biển với quy mô lớn và hiện đại, đồng thời làm thế nào để sử dụng nguồn vốn đầu tư cho đội tàu có hiệu quả đang là khó khăn lớn. Hiện nay, vốn đầu tư có thể huy động từ các nguồn như: cổ phần hóa DN vận tải biển, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tài chính, thanh lý các con tàu già, lạc hậu…

- Hiện đại hóa quy trình bốc dỡ hàng hóa: Việc bốc dỡ hàng hóa là công việc quan trọng, là lợi thế cạnh tranh của các hãng tàu. Bài toán đặt ra cho các DNVN là phải hiện đại hóa, đa dạng hóa các hình thức bốc dỡ, nâng cao năng suất xếp dỡ, rút ngắn thời gian làm hàng, đảm bảo an toàn và giảm thiểu chi phí xếp dỡ.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội tàu: Các cơ sở đào tạo thuyền viên phải kết hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành, tăng cường hơn nữa các giờ thực hành, cho phép học viên làm quen với các thiết bị mô phỏng buồng máy, radar… để nâng cao kỹ năng chuyên môn. Về phía các hãng tàu, phải thường xuyên bồi dưỡng trình độ cho thuyền viên, cử thuyền viên tham gia các khóa học nhằm cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới phục vụ cho công việc. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho thuyền viên.

- Việc thay đổi tập quán kinh doanh của các DNVN cũng là một nhân tố quan trọng trong phát triển đội tàu biển VN nói chung và đội tàu hàng rời nói riêng. Nhà nước nên có chính sách tài chính khuyến khích các DNVN giành quyền vận tải trong các hợp đồng mua bán ngoại thương: ưu tiên cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế XNK, giảm các loại phí và lệ phí…

Các DN vận tải hàng rời về lâu dài cần xây dựng thương hiệu uy tín, đáng tin cậy để có thể giành được các hợp đồng vận tải không những trong nước mà còn cả ở nước ngoài, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành vận tải biển nói riêng cũng như của toàn ngành kinh tế nói chung.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp phát triển đội tàu hàng rời Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO