Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế biển đảo: Cần phát triển hệ thống logistics biển

11/09/2017 09:42

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Việt Nam (VN) có bờ biển dài 3.260km, với 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền và có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ,… tiềm năng để phát triển kinh tế biển là rất lớn. Vấn đề là làm thế nào để phát triển ngành logistics, tạo động lực phát triển kinh tế biển đảo xứng tầm với tiềm năng kể trên?

(Vietnam Logistics Review) Việt Nam (VN) có bờ biển dài 3.260km, với 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền và có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ,… tiềm năng để phát triển kinh tế biển là rất lớn. Vấn đề là làm thế nào để phát triển ngành logistics, tạo động lực phát triển kinh tế biển đảo xứng tầm với tiềm năng kể trên?

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu “phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển… và đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% – 55% tổng GDP của cả nước”, kinh tế biển đảo cần sớm khắc phục các mặt hạn chế, nhất là ngành logistics – ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung ứng mọi yếu tố cần thiết cho các hoạt động trên biển đảo.

Tiềm năng kinh tế biển đảo và hoạt động ngành logistics VN

VN có tới 28 tỉnh thành phố, 12 thành phố lớn, 120 huyện, thị xã ven biển, gần 100 cảng biển vũng, vịnh với tổng diện tích 208.560km2 chiếm 41% diện tích cả nước và 41,2 triệu dân, chiếm gần một nửa dân số cả nước. Vì vậy, kinh tế biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng và ngày càng trở thành một bộ phận kinh tế to lớn, có ý nghĩa cấp bách cả về an ninh quốc phòng trong hội nhập và phát triển. Kinh tế biển đảo có thể hiểu là toàn bộ các ngành khai thác không gian biển gồm trên mặt biển, dưới biển, bầu trời trên biển, bao gồm: Các ngành dịch vụ khai thác vùng bờ biển như dịch vụ cảng biển, bãi biển, thành phố biển, khu kinh tế biển, các trung tâm logistics; Các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch biển đảo, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; Các hoạt động dịch vụ logistics biển đảo để bảo đảm cho mọi hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục trên biển và kết nối mọi hoạt động kinh tế biển như dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên biển.

Thực tế Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế biển đảo, trong đó đáng chú ý là nghị quyết 09 – NQ/TW ngày 9.2.2007 về chiến lược biển VN đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành Quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, gắn với phát triển bền vững. Để thực hiện Chiến lược biển VN, từ năm 2008 Chính phủ đã ban hành và phê duyệt nhiều Nghị quyết và Quyết định trong chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Các ngành, các địa phương đã xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình hành động cho từng lĩnh vực, bước đầu triển khai thu được những kết quả đáng khích lệ. Các đảo lớn như: Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Vân Đồn… đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện và thông tin liên lạc… Đồng thời, hệ thống các khu công nghiệp, các cảng biển, cảng cá, khu du lịch từ Quảng Ninh đến Cà Mau… được hình thành, đảm bảo tốt công tác an ninh quốc phòng.

Mặc dù quy mô kinh tế biển đảo và vùng ven biển VN còn nhỏ bé mới chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD, (trong khi kinh tế biển của thế giới ước khoảng 1.300 tỷ USD) nhưng con số này liên tục tăng những năm qua. Cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng tích cực, với sự phát triển các ngành kinh tế dịch vụ có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ như khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch biển đảo, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Cả nước đã hình thành 15 khu kinh tế biển tổng hợp các ngành nghề như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp gắn với cảng biển, hậu cần nghề cá, vận tải biển, du lịch biển…

VN có tiềm năng kinh tế biển lớn, nhưng ngành logistics biển đảo chưa được quan tâm phát triển để hỗ trợ hiệu quả cho kinh tế biển đảo phát triển xứng tầm. Lâu nay, chúng ta chỉ tập trung cho logistics nghề cá nhưng thực tế làm chưa được bao nhiêu. Cần tiếp cận rộng hơn vấn đề này đối với phát triển kinh tế biển đảo. Cần xây dựng đươc hệ thống logistics biển đảo phát triển với cơ chế, chính sách đặc thù như: xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng logistics biển đảo, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế biển, kết nối kinh tế biển với kinh tế đất liền, kết nối các đảo với đất liền, kết nối giữa các đảo, hướng tới mục tiêu tất cả các loại tàu thuyền trên lãnh hải 1 triệu km² vùng biển đặc quyền VN luôn được đảm bảo an toàn, thông suốt, diễn ra bình thường trong bất cứ tình huống nào. Hiện nay, các cảng biển quốc tế ở nước ta lại không được kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia và loạt siêu dự án cao tốc Bắc Nam. Lâu nay, chính sách đã quá ưu tiên phát triển hệ thống đường bộ, đường hàng không mà bỏ quên đường biển. Tạo ra nhiều rào cản làm hạn chế sự phát triển bền vững kinh tế biển đảo.

Các giải pháp về logistics góp phần phát triển kinh tế biển đảo

Để phát triển bền vững kinh tế biển đảo, bảo đảm lợi ích lâu dài của đất nước, cần sớm khắc phục những hạn chế yếu kém, các khoảng trống trong cơ chế, chính sách. Trên quan điểm logistics, cần có một số giải pháp bước đầu như sau:

1. Nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển logistics biển trong hệ thống logistics quốc gia để đầu tư phát triển, bảo đảm cho các hoạt động kinh tế biển, an ninh quốc phòng trên vùng đặc quyền kinh tế biển VN được cung ứng mọi yếu tố cần thiết. Tránh tư tưởng chỉ xem logistics là của nghề cá hay là công việc của lực lượng cảnh sát biển, biên phòng, lực lượng cứu hộ cứu nạn.

2. Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế biển đảo, đặc biệt hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển phù hợp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường biển. Ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng khai thác, tận diệt các nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên các ngư trường biển. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quốc gia.

3. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ logistics VN từ chính sách phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng logistics trên biển, ven biển và nguồn nhân lực chuyên môn cao. Hiện nay, trong các chính sách hiện hành chúng ta chưa tính cho lĩnh vực kinh tế biển đảo, khoảng trống lâu nay chưa được đề cập trong hệ thống văn bản, pháp luật về logistics.

4. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng logistics quốc gia bao gồm cả logistics biển, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt và đường biển... Hệ thống này phải được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại và phải được kết nối thông qua các trung tâm logistics, kết nối với các cảng biển, các khu kinh tế biển. Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn tuyến đường vận tải ven biển, tuyến đường sắt Bắc Nam, đường sắt nối với các cảng biển, làm tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế biển đảo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Chỉ có tư duy logistics – tư duy toàn cục, nâng cao nhận thức xã hội về chiến lược kinh tế biển đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo thì VN mới sớm có thể trở thành “một cường quốc biển”.

5. Cần có quan điểm logistics để phát triển kinh tế biển đảo, hiện thực hóa mục tiêu chiến lược biển VN, tránh tư duy lợi ích dự án cục bộ dẫn đến tình trạng băm nát bờ biển để làm resort hay chặt khúc các tuyến quốc lộ huyết mạch bằng các trạm BOT; hủy hoại môi trường biển bằng các siêu dự án hay khai thác tận diệt các nguồn lợi thủy sản, hay câu chuyện trục lợi từ chính sách đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 đang nóng lên hiện nay… Chỉ có tư duy logistics – tư duy toàn cục, nâng cao nhận thức xã hội về chiến lược kinh tế biển đảo gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo thì VN mới sớm có thể trở thành “một cường quốc biển”.

6. Mặc dù, cơ sở hạ tầng của các đảo đã được cải thiện đáng kể, một số đảo tương lai sẽ là những trung tâm kinh tế tổng hợp hướng biển nhưng chúng ta cần phải có cơ chế, chính sách đầu tư đặc biệt, nhất là các đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc… để phát triển các “tiền đồn” này không chỉ sớm trở thành trung tâm kinh tế mà là phải được đầu tư, xây dựng tích cực hơn, hiệu quả hơn để trở thành những trung tâm logistics của kinh tế biển đảo cả nước và quốc tế (theo kinh nghiệm của quốc đảo Singapore).

7. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có du lịch biển, ngành du lịch phải đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển du lịch biển đảo, có chính sách hỗ trợ về giá, thuế đối với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch đầu tư vào các sản phẩm du lịch biển đảo; ưu tiên tối đa cho các doanh nghiệp logistics biển đầu tư vào các phương tiện vận chuyển hiện đại để thường xuyên vận chuyển, cung ứng hàng hóa, hành khách giữa các đảo, xuyên các đảo, các đảo với đất liền một cách an toàn, thuận tiện với chi phí hợp lý nhằm thu hút du khách đến với biển đảo…

8. Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học về kinh tế biển đảo bằng các đề tài, dự án thiết thực, đặc biệt là các đề tài về kinh tế, quản lý và logistics biển đảo, thông qua đó để đổi mới các ngành nghề, phát triển các ngành mới, nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí, đóng tàu và chế biến các sản phẩm từ biển, quản lý và khai thác hiệu quả 1 triệu km2 vùng kinh tế đặc quyền của VN, xứng tầm với tiềm năng biển.

9. Đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực logistics biển và nhân lực cho các ngành gắn với tổ chức, quản lý khai thác các nguồn tài nguyên biển bao gồm cả đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu biển và cán bộ quản lý kinh tế biển. Các địa phương cần tăng cường giáo dục cộng đồng cư dân ven biển về kiến thức chuyên môn, pháp luật về biển, bảo vệ môi trường biển, các mô hình sinh kế bền vững và các kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các trường đại học sớm xây dựng các chương trình đào tạo kinh tế biển, logistics biển, xây dựng khoa kinh tế, đưa môn học kinh tế biển và quản trị logistics vào học phần cơ bản trong chương


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Hiện thực hóa mục tiêu kinh tế biển đảo: Cần phát triển hệ thống logistics biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO