Hiệp hội VALOMA tổ chức Đại hội lần nhất nhiệm kỳ 2021 - 2024 theo hình thức trực tuyến
Trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cánh mạng công nghiệp lần thứ tư, thị trường lao động có tính dịch chuyển toàn cầu như hiện nay thì nguồn nhân lực logistics đứng trước nhiều thuận lợi cũng như nhiều thách thức cần vượt qua. Nhận thấy vai trò, tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics, Chính phủ đã rất quan tâm và cụ thể hóa bằng việc ban hình Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025. Trong đó, cấu phần quan trọng không thể thiếu đó là đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặt biệt là nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu hội nhập ASEAN và quốc tế. Những năm gần đây đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong đào tạo nguồn nhân lực logistics ở các trình độ khi hàng loạt trường đại học chính thức mở các ngành, chuyên ngành đào tạo về logistics.
Tuy nhiên, đào tạo nhân lực logistics vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực. Có thể kể đến như nhận thức chưa đồng đều từ nhà trường cũng như xã hội, thiếu đội ngũ giảng viên, đôi khi chưa được đào tạo bài bản. Hệ thống giáo trình chưa được chuẩn hóa, các trường chưa thống nhất một cách đồng bộ, tính kết nối với doanh nghiệp còn tương đối thấp… Đây là những điểm yếu cần cải thiện để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành trong tương lai.
, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo phát biểu chỉ đạo Đại hội
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo chia sẻ: “Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh mang tính toàn cầu, logistics là một trong những ngành dịch vụ có cơ hội phát triển và trong đó nguồn nhân lực của ngành là yêu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này. Hiệp hội VALOMA sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc liên kết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong đào tạo logistics; chuẩn hóa nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tăng tính kết nối với doanh nghiệp và thực tiễ. Hiệp hội cũng có vai trò tư vấn, phản biên các chính sách của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến đào tạo logistics đến nghiên cứu, cung cấp thông tin, tư vấn về các vấn đề liên quan đến logistics”.
Trong giai đoạn vừa qua ngành logistics Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh chóng trung bình từ 14% - 16% mỗi năm kéo theo sự khan hiếm nghiêm trọng về nguồn nhân lực logistics chất lượng cao. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030 ngành logistics Việt Nam sẽ cần đến khoảng 250.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu làm việc trong và ngoài nước nhất là trong cộng đồng ASEAN.
Ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội VLA phát biểu tại Đại hội
Tại Đại hội, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch VLA chia sẻ: “Hiệp hội VLA sẵn sàng hợp tác với VALOMA trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao. Hiệp hội VLA sẽ ký văn bản thỏa thuận hợp tác về đào tạo phát triển nguồn nhân lực với Hiệp hội VALOMA ngay sau khi Đại hội diễn ra. Đây là biểu hiện thiện chí và sự hợp tác lâu dài có kết quả của hai Hiệp hội”.
Ông Mai Xuân Thiệu - Chủ tịch Hiệp hội VALOMA nhiệm kỳ đầu tiên 2021 - 2024
Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội VALOMA nhiệm kỳ đầu tiên, ông Mai Xuân Thiệu cho biết: “Trong nhiệm kỳ đầu tiên 2021 - 2024, cùng với Ban Chấp hành Hiệp hội sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Xây dựng Hiệp hội ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần vào việc phát triển và hội nhập quốc tế. Tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh qua các tổ chức, cá nhân cùng chung khát vọng phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam”.