Phần 1: http://www.vlr.vn/vn/news/tin-tuc/toan-canh-kinh-te/3680/mo-hinh-hub-and-spoke-trong-thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-phan-1-.vlr
(Vietnam Logistics Review)Thị trường bán lẻ các sản phẩm điện tử - điện máy tại Việt Nam đầy sôi động và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài đã mở ra cơ hội cho khách hàng Việt Nam được tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành phù hợp và đó cũng chính là áp lực lớn đối với những nhà bán lẻ trong nước.
Mô hình hợp tác giữa các cửa hàng trực tuyến giao dịch qua biên giới
Hình 3 cho thấy sự đơn giản hóa của thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới. Có hai cửa hàng trực tuyến đặt tại nước X (S1 và S2) và hai khách hàng ở nước Y (A1 và A2). A1 đặt hàng từ hai cửa hàng S1 và S2, A2 chỉ đặt hàng từ S2. Các cửa hàng được phục vụ riêng biệt bởi hai nhà khai thác PEP độc lập (C1X và C2X). C1X cung cấp lô hàng đến A1 thông qua hệ thống H&S, trong khi C2X cung cấp cho khách hàng A2. Lợi ích của C2X là nhờ quy mô kinh tế của việc phân phối hàng hóa cùng nhau tới A1 và A2 từ điểm S2 qua trung tâm C2Y. Sau đó các lô hàng được tách ra và chuyển đến các điểm C2Y1 và C2Y2 và tới khách hàng (Hình 3).
Hình 3: Mô hình H&S trong phân phối giữa hai quốc gia với hai khách hàng và hai cửa hàng online
Tuy nhiên, trong trường hợp lô hàng vận tải giữa các đầu mối C1X và C1Y, C2X và C2Y nhỏ thì hệ thống phân phối hàng hóa này không có hiệu quả. Chi phí giao hàng cho khách hàng tương đối cao, xuất hiện do không sử dụng hết dung tích vận tải và việc gia tăng một số lượng lớn các hoạt động phân loại và xử lý.
Vấn đề này có thể được giải quyết bằng một hệ thống hỗ trợ hợp nhất. Thực thể này còn được gọi là tổ chức logistics bên thứ tư (4PL). Nó quản lý dòng thông tin giữa các nhà cung cấp, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ logistics. Người hợp nhất hoạt động như các môi giới PEP đã có mặt trên một số thị trường quốc gia trong nhiều năm. Sự khác biệt giữa họ là môi giới chỉ nhận được đơn đặt hàng vận chuyển và chuyển chúng cho nhà khai thác CEP quyết định cách vận chuyển lô hàng; còn 4PL với vai trò hợp nhất và chọn người vận chuyển cho dịch vụ. 4PL không có phương tiện vận chuyển, nhưng quyết định cấu hình một chuỗi cung ứng tạm thời cho nhu cầu của một giao dịch đơn hàng.
4PL có trang web cho phép tìm kiếm các chào hàng, so sánh chúng, giám sát các lô hàng và thanh toán. Họ tự động hóa kinh doanh qua việc hợp tác liên tục với khách hàng bằng cách cung cấp API (ứng dụng giao diện lập trình) và tích hợp với nền tảng bán hàng. Các nền tảng bán hàng và các thông tin cập nhật hệ thống về dịch vụ và giá cả của CEP, giúp đưa ra quyết định về công ty phân phối lô hàng. Trên cơ sở các tiêu chí cụ thể như nơi xuất xứ và giao hàng, kích thước và trọng lượng của bưu kiện, khách hàng sẽ được hệ thống cung cấp các dịch vụ vận chuyển qua biên giới thích hợp.
Các hệ thống của 4PL tự động đề xuất các lựa chọn vận chuyển đã điều chỉnh theo đơn đặt hàng cho khách hàng của cửa hàng trực tuyến. Ví dụ, đề xuất dịch vụ chuyển phát bưu phẩm lớn hơn hoặc các dịch vụ thư thay cho gửi qua bưu kiện. Tùy thuộc vào ngày dự kiến giao hàng, hệ thống có thể cung cấp mức giá khác nhau. Việc chuyển phát nhanh bằng vận chuyển máy bay sẽ tốn kém hơn so với vận tải đường bộ. Hơn nữa, hệ thống tự động tạo ra các tài liệu vận chuyển (danh sách chọn đến nhà kho, nhãn dán trên bao bì), giám sát quá trình thực hiện và thông báo cho người bán hàng điện tử và khách hàng về tình trạng giao hàng hiện tại.
Đối với khách hàng, khi đặt hàng ở nước ngoài họ không chỉ cần thời gian nhanh mà còn quan tâm đến tính chắc chắn của việc phân phối sản phẩm và những điều kiện khi họ nhận lô hàng. Do đó họ có quyền truy cập liên tục các thông tin về vị trí lô hàng và ngày dự kiến giao hàng. Điều này sẽ được đáp ứng nhờ vào hệ thống theo dõi và giám sát của 4PL. 4PL không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bởi vì nó sử dụng tài nguyên của các tổ chức khác. Nhiệm vụ chính của nó là lựa chọn đúng các hãng vận tải được phân công cho từng tuyến đường và đồng bộ hóa thời gian hoạt động của các phương tiện cá nhân trong và giữa các khu vực, công việc ở các điểm đầu mối và các trung tâm. 4PL thu thập đơn đặt hàng từ người gửi và trở thành khách hàng “lớn” của các công ty chuyển phát và bưu chính. Điều này làm tăng sức mạnh thương lượng và cho phép có được điều kiện hợp tác tốt hơn nhiều so với khách hàng cá nhân khi gửi một lượng nhỏ lô hàng.
Quản lý các hoạt động của 4PL theo cách này đòi hỏi phải áp dụng hệ thống CNTT phức tạp. Hệ thống này tích hợp tất cả các điểm đầu mối và các trung tâm của nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics khác nhau. Điều này đòi hỏi sự tương hợp giữa hệ thống để có thể truy cập dữ liệu cần thiết lẫn nhau.
Ngoài ra, tiêu chuẩn hóa quy trình và cơ sở hạ tầng sử dụng là cần thiết. Ví dụ: lô hàng phải được vận chuyển theo các đơn vị xếp dỡ nhất định, mô tả nhãn mã vạch lô hàng (chi tiết của người gửi và người nhận, điều khoản giao hàng,…) phải nhận diện được bởi các tổ chức khác nhau khi xử lý các lô hàng. Tất cả các dữ liệu liên quan đến lô hàng và các nhà vận chuyển được đặt trong một đám mây dữ liệu của 4PL. Điều này đảm bảo quyền truy cập vào hệ thống cho tất cả các bên liên quan ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Hơn nữa, mỗi lái xe được trang bị một thiết bị điện tử để quét mã từ lô hàng, nhận thông tin về lô hàng và gửi dữ liệu.
Khách hàng của 4PL chủ yếu là các nhà kinh doanh siêu nhỏ, nhỏ và vừa, họ điều hành doanh nghiệp trên internet, tức là các cửa hàng trực tuyến và người bán hàng tại đấu giá trực tuyến.
Hình 4 cho thấy mô hình hoạt động của nhà hợp nhất trong thương mại điện tử xuyên biên giới 4PL. Ở mỗi quốc gia, nó có quyền truy cập vào các Hub (IX và IY) được kết nối đến các đầu mối địa phương. Trong thực tế, có thể có nhiều điểm trung tâm và chúng có thể thuộc nhiều hơn một nhà điều hành PEP. Các trung tâm giữa các quốc gia riêng lẻ được kết nối bằng đường bộ.
Hình 4: Mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới với nhà hợp nhất 4PL
Quá trình trong hình 4 khác biệt rất nhiều với mô hình 3. Các cửa hàng S1 và S2 được điều hành bởi một nhà hợp nhất I. Nhà hợp nhất I chọn các hãng vận chuyển phù hợp để thu gom các lô hàng từ S1 và S2 và đưa chúng đến trung tâm IX thông qua các đầu mối của nhà vận chuyển này - I1X và I2X. Sau đó, các lô hàng hợp nhất được vận chuyển từ trung tâm IX đến trung tâm IY. Hàng từ các cửa hàng S1 và S2 được vận chuyển đến khách hàng A1 và A2 bằng một phương tiện vận tải duy nhất. Tổ chức vận tải giữa các trung tâm được thực hiện bởi nhà hợp nhất, nhưng cũng có thể được thực hiện bởi chính nhà điều hành CEP nếu đó là một giải pháp tốt hơn. Tiếp theo, bốc dỡ, phân loại và vận chuyển hàng hoá từ trung tâm IY của các công ty phân phối địa phương (IY1 và IY2) tới địa điểm khách hàng A1 và A2. Theo quá trình này, các hub C1X và C1Y và nhà cung cấp thiết bị đầu cuối C1 đã được loại bỏ (xem hình 3 và 4). Điều này làm cho nó có thể đạt được lợi ích nhờ vào việc giảm bớt thao tác xử lý và phân loại. Nhờ lựa chọn cung cấp cạnh tranh với các nhà khai thác PEP bởi nhà hợp nhất các chi phí vận chuyển giữa các thiết bị đầu cuối và các trung tâm có thể được giảm.
Để duy trì thương mại điện tử xuyên biên giới, vấn đề logistics cần rất nhiều đổi mới và nhà hợp nhất 4PL là một trong những giải pháp ban đầu có thể giải quyết khá triệt để những khó khăn trong chuỗi cung ứng xuyên biên giới và ở những điều kiện hạ tầng thiếu đồng nhất. Tuy nhiên phát triển một nền tảng các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp cũng là rất cần thiết để vận hành hệ thống quản lý của 4PL, của khách hàng và các cửa hàng online trong hệ thống này.