Ngành đồ gỗ vượt qua những ngày khó khăn và đang hy vọng

Bảo Hân (tổng hợp) |01/07/2023 10:48

Hội chợ quốc tế đồ gỗ của Algeria (Algeria Woodtech) lần thứ 2 sẽ được Công ty sự kiện CGCOM EVENT tổ chức từ ngày 18 đến ngày 21/9/2023 tại Cung Hội chợ Triển lãm Pins Maritimes, thủ đô Algiers.

nganh-go-1644465241240155264675-1.jpg
Đỗ gỗ đang thoát qua những ngày khó khăn và hy vọng

Theo Bộ Công Thương, sự kiện là cơ hội để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư thiết lập quan hệ đối tác thương mại và xúc tiến các mặt hàng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực gỗ, đồ gỗ, công nghệ và trang thiết bị liên quan.

Algeria không trồng rừng nên phải nhập khẩu gỗ, đồ gỗ để phục vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước. Mỗi năm, nước này mua khoảng 700.000 tấn gỗ, trong đó 200.000 tấn dùng để sản xuất đồ gỗ. Ngoài ra, Algeria còn có nhu cầu mua 4.000m2 gỗ dán (ván ép) và các loại gỗ công nghiệp MDF thô.

Gỗ được nhập khẩu từ 38 nước trong đó có Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Libăng, Phần Lan, Brazil, Bờ Biển Ngà, CHDC Congo, Nigeria và Cameroon.

Đối với đồ gỗ của các nước không ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Algeria khi nhập khẩu vào nước này phải chịu thuế nhập khẩu 30% (bên cạnh thuế VAT 19%, thuế khấu trừ 2% và thuế đoàn kết cộng đồng 2%). Với gỗ thô, thuế nhập khẩu là 5%, gỗ sơ chế, gỗ dán thuế nhập khẩu là 15%.

Đồ gỗ nhập khẩu từ châu Âu được giảm thuế nhập khẩu còn 15%, VAT còn 9% trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Algeria - EU.

Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) năm 2022 được xem là năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với ngành gỗ. Tốc độ tăng trưởng ngành gỗ đạt 7,1%, chủ yếu nhờ vào các thị trường như Đông Bắc Á, châu Đại Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản… còn lại các thị trường như Bắc Mỹ và EU hầu như "đứng im" do suy thoái.

3-16744608352601195516668.png
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Theo đó, năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2021. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 11,04 tỷ USD, giảm 0,3% so với năm 2021. Như vậy, tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 đạt thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 19,7% trong năm 2021, do dịch Covid-19, tình hình chính trị và xu hướng lạm phát tăng cao, nhất là tại thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ký kết và thực hiện các đơn hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ còn đối mặt với chi phí đầu vào cao và xu hướng giá tăng, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh cũng làm sản xuất gỗ mất lợi thế cạnh tranh. Lãi suất tăng nhanh làm chi phí vốn cao, rủi ro gián đoạn nguồn cung nguyên liệu và chuỗi giá trị phục vụ cho ngành sản xuất gỗ.

Với tình hình hiện tại, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chưa có nhiều khả quan, khi người dân các nước tiếp tục thắt chặt chi tiêu trước áp lực của lạm phát. Năm 2023, ngành gỗ dự báo những tháng đầu năm sẽ còn nhiều khó khăn. VIFOREST dự tính quý III/2023 mới có thể phục hồi sản xuất khoảng 85% và kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên.

VIFOREST cho biết, để làm được điều này, ngành gỗ sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đồng các giải pháp: Đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất; đẩy mạnh sản xuất phát thải thấp; phối hợp các địa phương xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế lớn, phấn đấu từ năm 2024, sẽ đều đặn tổ chức 4 hội chợ lớn/năm...

Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức phát triển ngành lâm nghiệp cân đối; phát triển trồng rừng đi đôi với chế biến. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Bởi lẽ, chỉ có nắm được thị trường mới chủ động được sản xuất và thực hiện tốt việc giải quyết tranh chấp thương mại.

VIFOREST cho biết năm 2023, ngành Gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7 - 9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên./.

Nguồn: Tổng hợp

Bài liên quan
  • Đối thoại, tìm hiểu để tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam - Algeria
    38 công ty Việt Nam và Algeria hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm (cà phê thô, gia vị, chè xanh, cơm dừa, hạt điều, sữa bột), hàng công nghiệp (pin mặt trời, linh kiện phụ tùng ô tô, giày dép, quần áo, vải), ngư cụ, bao bì và nguyên liệu bao bì, mỹ phẩm,.. đã tham gia hội nghị giao thương giữa Việt Nam và Algeria.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Ngành đồ gỗ vượt qua những ngày khó khăn và đang hy vọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO