Nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước?

15/11/2014 09:45

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Ngày 10.10.2011, Hội nghị lần thứ 3 (Khóa XI) đã quyết định một nội dung mới rất quan trọng đó là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Cụ thể, trong 5 năm tới, tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty NN. Ngành GTVT đã làm như thế nào?

(Vietnam Logistics Review) Ngày 10.10.2011, Hội nghị lần thứ 3 (Khóa XI) đã quyết định một nội dung mới rất quan trọng đó là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Cụ thể, trong 5 năm tới, tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty NN. Ngành GTVT đã làm như thế nào?

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong ngành, 3 năm qua, nhất là từ đầu năm 2014, Bộ GTVT xác định tiến hành cổ phần hóa khoảng 30 DN, đặc biệt là đẩy mạnh tái cơ cấu các “ông lớn” như Tổng Công ty (TCT) Hàng hải VN (Vinalines), TCT Công nghiệp tàu thủy (SBIC)…

“Ngay từ đầu năm 2014, Bộ đã tập trung thực hiện đổi mới TCT Đường sắt VN (VNR) và sau 9 tháng quyết liệt thực hiện đổi mới, TCT đã có chuyển biến khá tích cực và đạt được một số nội dung của Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết.

Ở VNR, các DN khối vận tải được sắp xếp lại phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và kế hoạch chạy tàu phục vụ nhu cầu của xã hội, bám sát mục tiêu đổi mới toàn diện. Cho đến nay VNR đã hoàn thành cổ phần hóa Công ty In Đường sắt và Công ty In Đường sắt Sài Gòn; đang triển khai thoái vốn tại 13 DN theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xây dựng phương án thoái vốn tại 14 DN còn lại; xây dựng phương án sắp xếp, cổ phần hóa đối với các DN thuộc lĩnh vực cơ khí, và khối kết cấu hạ tầng; tách công tác quản lý kết cấu hạ tầng với quản lý vận tải.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết Bộ cũng đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn 10 TCT - CTCP (đã hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2014) nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tại TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn NN (SCIC) phần giá trị Cổ phần NN bán bớt theo mệnh giá (tổng số tiền: 1.123.576.546.590 đồng) và lập hồ sơ quyết toán chi phí cổ phần hóa, xác định lại giá trị phần vốn NN tại thời điểm chuyển đổi sang công ty cổ phần theo quy định. Bộ đã ban hành Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền của Bộ GTVT đối với phần vốn NN đầu tư tại DN, đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc Người đại diện thực hiện chế độ báo cáo và xây dựng chương trình công tác trình Bộ phê duyệt.

Cho đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa một “ông lớn” khác là TCT Hàng không VN (Vietnam Airline). Hiện nay, Bộ này đang chỉ đạo, hướng dẫn Vietnam Airline khẩn trương triển khai, thực hiện phương án cổ phần hóa được phê duyệt.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, Bộ GTVT đã thành lập 25 Ban Chỉ đạo cổ phần hóa DN; phê duyệt giá trị DN để cổ phần hóa cho 17 DN; phê duyệt phương án cổ phần hóa cho 6 CT; tổ chức thẩm định giá trị DN đối với 10 đoạn quản lý đường thủy nội địa và công ty Trục vớt cứu hộ VN. Đối với VNR và Vinalines đã phê duyệt phương án cổ phần hóa cho 7 công ty trực thuộc.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng thực hiện xong việc quyết toán chi phí cổ phần hóa, xác định phần vốn NN tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN cho 20 DN thuộc các TCT: Xây dựng Công trình Giao thông 1, 4, 5, 6, Xây dựng Đường thủy, Xây dựng Thăng Long và Công ty Cổ phần Du lịch tiếp
thị GTVT.

Hiện nay Bộ GTVT xem xét, thẩm định để phê duyệt Đề án tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động theo định hướng cổ phần hóa (đến 2016) của “ông lớn” TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc VN.

Bên cạnh đó “Bộ đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác thoái vốn tại các DNNN không cần nắm cổ phần chi phối”, ông Trường nói. Ông Trường cho biết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ đã chỉ đạo Người đại diện và các TCT: Xây dựng Công trình Giao thông 1, 4, thực hiện thoái vốn NN tại DN (35% vốn điều lệ), TCT Vận tải thủy bán tiếp phần vốn NN (20% vốn điều lệ, giảm tỷ lệ nắm giữ còn 29% vốn điều lệ); đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thoái vốn NN tại TCT Tư vấn Thiết kế GTVT (49% vốn điều lệ); hoàn thành chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu NN tại TCT Cổ phần Đường sông miền Nam sang SCIC. Một số TCT đã tập trung thực hiện thoái vốn tại các CT con, CT liên kết theo Đề án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả 9 tháng đầu năm 2014, đã thoái vốn tại 23 DN thuộc 6 TCT thu về số tiền trên 357,5 tỷ đồng.

Một nội dung quan trọng của chương trình tái cơ cấu là Bộ GTVT đã triển khai, thực hiện giám sát chặt chẽ tài chính các DN theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan, hoàn thành xếp loại DN năm 2013 cho 18 TCT, công ty. Đối với các DN còn lại, Bộ đã có hồ sơ gửi Bộ Tài chính phối hợp, tham gia ý kiến về kết quả xếp loại DN
năm 2013.

Nhờ rốt ráo, đồng bộ Bộ GTVT đã kịp thời phát hiện, chỉ đạo yêu cầu khắc phục các tồn tại, có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính của DN trong ngành GTVT.

Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2014 toàn ngành GTVT, ước đạt 6.897,9 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch, tăng 0,8%; doanh thu đạt 6.186,6 tỷ đồng, đạt 63,6% kế hoạch năm 2014, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó:
Công nghiệp ô tô: giá trị sản xuất ước đạt 3.453,4 tỷ đồng, đạt 79,9% kế hoạch, tăng 24,1%; doanh thu ước đạt 3.963,8 tỷ đồng, đạt 80,6% kế hoạch, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2013. Sản phẩm chủ yếu: sản xuất 921 xe chở khách, xe bus các loại; 3.125 xe tải các loại; sản xuất, lắp ráp 5.688 xe gắn máy.

SBIC: giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 3.314,5 tỷ đồng, đạt 67,5% kế hoạch, giảm 13,7%; doanh thu ước đạt 2.139,8 tỷ đồng, đạt 47,6% kế hoạch, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2013. Trong 9 tháng đầu năm 2014, đã bàn giao 31 tàu các loại với tổng giá trị 148,2 triệu USD, trong đó có 12 tàu xuất khẩu giá trị 11,4 triệu USD.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO