Tỉnh Quảng Ninh đã có các kế hoạch phát triển logistics riêng của tỉnh, kế hoạch phát triển dịch vụ cảng biển, phát triển kết cấu hạ tầng (kết nối giao thông, cảng biển, sân bay…)
Theo ông Nguyễn Tương, từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động Nâng cao năng lực cạnh tranh và Phát triển ngành logistics Việt Nam đến 2025 (Quyết định 200/2017/QĐ-TTg), lĩnh vực logistics của Việt Nam đã có sự chuyển biến rất tích cực cả về nhận thức lẫn thực tiễn. Rõ nét nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải thiện tích cực, nhất là đường bộ cao tốc, một số cảng biển đầu tư mới hoặc nâng cấp, hàng không… đều đã có sự tiến bộ.
Các doanh nghiệp (DN) logistics Việt Nam cũng đã chuyển biến nhận thức, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành dịch vụ. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam đã cải thiện mạnh từ vị trí thứ 64 lên 39. Các văn bản pháp luật, hành lang pháp lý cho phát triển logistics một cách bài bản cũng đã được bổ sung theo hướng thông thoáng, thuận lợi, rõ ràng hơn.
Quảng Ninh có thể đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ thúc đẩy phát triển logisstics, chẳng hạn như các chính sách ưu đãi về thuế, về visa xuất nhập cảnh, kiểm tra liên ngành, thủ tục hải quan…theo hướng thông thoáng, thuận lợi, an toàn, chặt chẽ… phù hợp xu thế hội nhập và luật lệ quốc tế. Nếu phát huy tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh cùng với các chính sách hậu thuẫn phù hợp từ phía Chính phủ, ông Nguyễn Tương khẳng định, Quảng Ninh chắc chắn sẽ trở thành một trung tâm logistics lớn, sôi động, mang đẳng cấp quốc tế ở khu vực phía Bắc của Việt Nam.
Quảng Ninh muốn trở thành một trung tâm logistics lớn ở phía Bắc Việt Nam, cần phải biến quyết tâm chính trị thành những hành động, việc làm cụ thể
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tương, Quảng Ninh muốn trở thành một trung tâm logistics lớn ở phía Bắc Việt Nam, cần phải biến quyết tâm chính trị thành những hành động, việc làm cụ thể, với các quyết sách trúng và đúng mục tiêu, nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển kinh tế trên địa bàn như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, cảng biển, sân bay, xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh tế biển… Đồng thời, triển khai hiệu quả các kế hoạch hành động phát triển logistics đã đề ra. Chủ động tăng cường kết nối các DN sản xuất, xuất khẩu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong tỉnh cũng như với cả nước.
Tập trung thúc đẩy phát triển hiệu quả các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng như sản xuất, kinh doanh nói chung trên địa bàn để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Chú trọng và có kế hoạch thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng giữa Quảng Ninh với các tỉnh trong vùng Đông Bắc cũng như các vùng khác của cả nước để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.Quyết định 200/2017/QĐ-TTg đã trở thành kim chỉ nam cho các bộ, ngành, địa phương chú trọng đưa ra kế hoạch hành động, thúc đẩy phát triển lĩnh vực logistics.
Trong đó, tỉnh Quảng Ninh là một địa phương đi đầu và có quyết tâm chính trị rất lớn phát triển logistics. Tỉnh Quảng Ninh đã có các kế hoạch phát triển logistics riêng của tỉnh, kế hoạch phát triển dịch vụ cảng biển, phát triển kết cấu hạ tầng (kết nối giao thông, cảng biển, sân bay…). Để thực hiện các kế hoạch này, năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đã ký thỏa thuận với VLA, hợp tác thúc đẩy logistics ở Quảng Ninh phát triển, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hội nhập quốc tế, với các nội dung về xây dựng lộ trình, kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực... Trong đó, VLA sẽ hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh xây dựng chiến lược phát triển cảng biển, phát triển kinh tế biển…Đến nay, các DN logistics và DN sản xuất, DN xuất nhập khẩu ở Quảng Ninh đã chú trọng đến tính liên kết với nhau trong một chuỗi cung ứng, để tạo sức mạnh cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.