Quy hoạch cảng cạn chưa có lời giải?

25/10/2016 08:42

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.

(Vietnam Logistics Review)Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.

Phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn. Phát triển cảng cạn đang ngày càng bức thiết.

Quy hoạch còn nằm trên bàn giấy

Ngày 13.12.2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2223/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, cả nước sẽ hình thành và phát triển 13 cảng cạn với quy mô công suất khoảng 6 triệu TEU/ năm vào năm 2020 và 14,2 triệu TEU/năm đến năm 2030.

Tuy nhiên, qua phân tích nhu cầu và hiện trạng phát triển cảng cạn ở Việt Nam, dự báo nhu cầu vận chuyển container, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đến năm 2020, 2030, những khó khăn hiện nay khi thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn liên quan đến việc kết nối cảng cạn với các phương thức vận tải, quy mô, diện tích, hiện trạng phát triển, đơn vị Tư vấn đánh giá: Việc thực hiện QH chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn theo đúng 13 vị trí xác định sơ bộ trong Quyết định 2223 là rất khó triển khai, có phần mâu thuẫn với thực tế phát triển hiện nay.

Cụ thể, hình thành và phát triển 13 vị trí cảng cạn có quy mô diện tích từ 70-400ha trên phạm vi cả nước là chưa hợp lý, mặc dù có thể đáp ứng về mặt nhu cầu dịch vụ nhưng sẽ không hợp lý ở một số khu vực và hành lang vận tải container chính, đặc biệt khu vực Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai là những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, chế xuất và nhu cầu phát triển hệ thống cảng cạn hỗ trợ cho cảng biển là rất lớn...

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (đơn vị Tư vấn lập Đề án) về hiện trạng phát triển cảng cạn ở Việt Nam, hiện trên toàn quốc có 20 cảng cạn và các cảng thông quan nội địa hoạt động như cảng cạn, tập trung tại miền Bắc và miền Nam (miền Trung chưa có cảng cạn).

Bộc lộ nhiều bất cập

Trong cuộc họp lấy ý kiến xây dựng quy hoạch cảng cạn của Bộ GTVT, các đơn vị đã đưa ra các giải pháp, tuy nhiên thực tế lại có phần mâu thuẫn và rất khó triển khai.

Trong hoạt động của cảng cạn thì khu vực miền Nam đang hoạt động có hiệu quả nhất. Trong khi miền Trung chưa có cảng cạn, còn phía bắc chỉ có ở Lào Cai là hoạt động có hiệu quả. Theo Bộ Giao thông vận tải, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn hiện nay đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể là tại mỗi khu vực Bắc, Trung, Nam xác định số lượng cảng cạn quá ít, không phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế đầu tư cảng cạn và cơ sở hạ tầng kết nối là do không đáp ứng tiêu chí cảng cạn phải được kết nối cảng biển ít nhất 2 phương thức vận tải để tạo điều kiện vận tải đa phương thức, ưu tiên vị trí cảng cạn gắn với phương thức có năng lực vận tải cao.

Một số địa phương có cảng biển nhưng do địa bàn rộng, khoảng cách từ một số vùng đến cảng biển là khá xa, có nhu cầu phát triển cảng cạn, có tiêu chí cơ bản đáp ứng yêu cầu nhưng chưa được quy hoạch phát triển cảng cạn. Hiện nay, các cảng biển có diện tích kho bãi hẹp, có nhu cầu hình thành cảng cạn ngay tại khu bãi sau cảng, tại khu công nghiệp lân cận cảng biển để hỗ trợ năng lực thông qua hàng hóa nhưng chưa được định hướng phát triển tại quy hoạch hiện hành.

Chưa có lời giải

Theo quyết định 2223/QĐ-TTg, quy hoạch đã có nhiều bất cập trong việc thực hiện nên chưa phát huy được vai trò của mình. Do đó, Bộ GTVT đang thực hiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam. Đây là động thái cần thiết đối với hoạt động phát triển cảng cạn tại Việt Nam trong thời gian qua. Hiện đang tồn tại quan điểm cho rằng số lượng cảng cạn trong quy hoạch của Việt Nam là quá ít. Tuy nhiên, ở các nước có dịch vụ logistics rất tốt như Hàn Quốc (5 ICD), Thái Lan (Cảng nước sâu Laem Chabang cũng chỉ dựa vào ICD Lat Krabang là chủ yếu), Trung Quốc (17 ICD)… thì rõ ràng hệ thống cảng cạn của chúng ta không thể gọi là ít được.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch cảng cạn chưa có lời giải?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO