Thống nhất trong quản lý chuyển giá và trị giá hải quan

Lê Thị Ánh Tuyết|14/06/2018 10:17

(VLR) Ở Việt Nam (VN), vấn đề chuyển giá được quản lý bởi Tổng cục Thuế và các cơ quan Thuế địa phương, trong khi đó, trị giá hải quan được quản lý bởi tổng cục hải quan. Đây là 2 cơ quan Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Tài chính. Những quy tắc trong xác định trị giá hải quan và chuyển giá về cơ bản đều dựa trên nguyên tắc giá thị trường, nhưng thực chất vẫn có một số điểm khác nhau.

Về cơ bản, các quy định xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết được dựa trên hướng dẫn của OECD, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn VN. Trong khi đó, cơ quan hải quan lại luôn xác định trị giá tính thuế dựa trên những phương pháp được quy định trong Hiệp định trị giá GATT/WTO và các văn bản hướng dẫn cụ thể trong từng giai đoạn. Để dung hòa được cả hai mục đích này đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và cả doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) là một điều không phải dễ dàng ở VN hiện nay.

Mặc dù, khi xác định giá tính thuế cho hàng hóa XNK, cơ quan hải quan có quyền xem xét giá của hàng hóa cùng loại trong một khoảng thời gian dài giao dịch trước đó nhưng công chức hải quan thường tập trung hơn vào các giao dịch rất gần trước đó và so sánh với giá các mặt hàng giống hệt hoặc tương tự dựa trên hệ thống quản lý rủi ro và cơ sở dữ liệu giá (GTT02) của cơ quan hải quan, mà rất ít quan tâm tới lịch sử giao dịch, hay chiến lược dài hạn của DN. Trong khi đó, công tác xem xét giá trong chuyển giá lại chủ yếu tập trung vào lịch sử giao dịch và chiến lược dài hạn của bản thân DN hơn là các giao dịch đang diễn ra. Mục đích của điều tra chuyển giá là xem xét các giao dịch của một DN trong thời gian dài của quá khứ để khẳng định xem DN này có trao đổi dựa trên giá trị thị trường của hàng hóa và có dấu hiệu gian lận hay vi phạm nguyên tắc trị giá giao dịch hay không?

Ngoài ra, trong điều tra chuyển giá thì cơ quan thuế chủ yếu tập trung vào lượng thu nhập chịu thuế và lợi nhuận thực tế của DN, còn trong tham vấn giá tính thuế đối với hàng hóa XNK thì cơ quan hải quan lại tập trung vào giá trị hàng chịu thuế XNK. Bên cạnh đó, việc tham vấn giá xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa XNK được áp dụng với mọi mặt hàng và với mọi DN nhưng chỉ khi có dấu hiệu giá khai báo thấp hơn giá so sánh trong hệ thống quản lý rủi ro của cơ quan hải quan; còn việc điều tra chuyển giá lại chỉ áp dụng với một số DN cụ thể được chỉ định bởi cơ quan quản lý thuế. Chính vì mục đích và điều kiện điều tra trong chuyển giá và xác định giá tính thuế XNK khác nhau như thế này nên thực tế vẫn còn rất nhiều các trường hợp chuyển giá, gian lận thương mại qua giá vẫn chưa được phát hiện, gây thất thu thuế cho cả cơ quan hải quan, Tổng cục Thuế. Mặc dù trong Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15.12.2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/ NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK đã quy định rõ nếu trường

hợp hàng hóa NK có mức giá khai báo cao hơn 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá thì cơ quan hải quan chấp nhận mức giá khai báo đồng thời chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan. Nhưng trong Thông tư mới nhất số 39/2015/TT-BTC thay thế Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15.12.2010 lại không đề cập tới vấn đề này. Vì vậy, công chức hải quan thực hiện tham vấn giá chưa quan tâm đúng mức tới quy định trên nên chưa chuyển đủ các trường hợp này sang bộ phận kiểm tra sau thông quan, hay bộ phận kiểm tra sau thông quan chưa đủ điều kiện để rà soát lại toàn bộ các trường hợp bị chuyển sang kiểm tra sau thông quan và việc thanh tra thuế liên quan tới chuyển giá thường chỉ được thực hiện với một số DN được chỉ định bởi Tổng cục Thuế… nên chắc chắn còn rất nhiều DN gian lận bằng hình thức chuyển giá vẫn chưa được phát hiện.

Đối tượng chính của tham vấn giá trong xác định trị giá tính thuế XNK là tìm ra các khoản phải

Ngành Thuế, ngành Hải quan cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về giá, chuyên sâu về từng lĩnh vực, kinh tế ngành, chuyên làm công tác kiểm tra giá trong các giao dịch chuyển nhượng để có thể xem xét đánh giá những trường hợp này một cách khách quan và công bằng.

chịu thuế một cách hợp lý của một lượng hàng NK. Còn cơ quan thuế nội địa lại thường chỉ tập trung vào xem xét các nhân tố, các chi tiết có thể gây ảnh hưởng tới giá và đối tượng chính của thanh tra thuế trong chuyển giá là tìm ra các khoản lợi nhuận mà DN đã phân phối trong các giao dịch ngầm giữa các bên liên quan dựa trên nguyên tắc giá thị trường. Vì vậy, các kết quả trong tham vấn giá của cơ quan hải quan thường không có ý nghĩa đối với việc thanh tra thuế trong chuyển giá và ngược lại, điều này thường gây khó khăn cho DN và tốn kém trong chi phí quản lý của nhà nước về thuế và hải quan.

Khi tham vấn giá đối với hàng hóa XNK nếu DN không có đủ chứng từ chứng minh được giá khai báo là giá giao dịch thực tế của hàng hóa thì công chức hải quan dựa vào cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm tham vấn sẽ lựa chọn ra những lô hàng giống hệt và tương tự theo đúng quy định trong các văn bản pháp luật liên quan, sau đó xác định giá tính thuế là mức giá thấp nhất của các sản phẩm NK giống hệt hoặc tương tự đã được chọn. Trong khi đó, việc thanh tra thuế trong chuyển giá, khi xác định là có dấu hiệu chuyển giá thì lại thường tập trung vào so sánh mức lợi nhuận của DN đó với mức lợi nhuận trung bình của toàn ngành và khi có đủ bằng chứng cho việc chuyển giá của DN thì thanh tra thuế sẽ điều chỉnh mức lợi nhuận để tính thuế cho DN lên bằng mức trung bình hoặc cao hơn tùy từng trường hợp. Vì vậy, việc điều chỉnh dựa trên những tiêu chí khác nhau như thế này đôi khi lại tạo điều kiện cho các hành vi gian lận thương mại qua giá của DN. Bởi một DN đôi khi dễ dàng chấp nhận sự điều chỉnh tăng giá tính thuế cơ quan hải quan để nhằm mục đích giảm lợi nhuận của DN về mức trung bình của ngành nhưng thực tế mức lợi nhuận có thể cao hơn rất nhiều trong trường hợp thuế suất thuế NK của mặt hàng NK thấp hơn thuế suất thuế thu nhập DN. Và kết quả là rất nhiều DN có hành vi gian lận thương mại qua giá như vậy chưa được phát hiện, gây thất thoát không nhỏ nguồn thu ngân sách nhà nước.

Gian lận thuế qua các giao dịch chuyển giá và trị giá hải quan nói trên đã làm thất thu ngân sách nhà nước rất nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân khiến những hình thức gian lận này đang trở nên ngày càng phổ biến ở VN và có lẽ những mâu thuẫn trong quản lý chuyển giá và trị giá hải quan ở nước ta hiện nay đang là một trong số những nguyên nhân quan trọng cho tình trạng này. Vì vậy, để khắc phục những khác biệt này thì cách tốt nhất là đảm bảo tất cả trường hợp hàng hóa NK có mức giá khai báo cao hơn 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá thì sau khi cơ quan hải quan chấp nhận mức giá khai báo phải chuyển đủ các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan. Muốn làm tốt điều này thì cần có một quy định rõ ràng về trách nhiệm báo cáo của công chức hải quan khi phát hiện ra những trường hợp này khi xem xét giá khai báo của DN. Sau đó là nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan để đảm bảo tất cả các trường hợp này phải được kiểm tra sau thông quan. Như vậy, ngành Thuế, ngành Hải quan cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về giá, chuyên sâu về từng lĩnh vực, kinh tế ngành, chuyên làm công tác kiểm tra giá trong các giao dịch chuyển nhượng để có thể xem xét đánh giá những trường hợp này một cách khách quan và công bằng. Và nếu như do hạn chế về thông tin, về nhân lực mà bộ phận kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan không thể tiến hành kiểm tra đánh giá được trường hợp nào thì cần phải báo cáo tiếp cho Tổng cục thuế, để Tổng cục thuế có kế hoạch tiếp tục thanh tra làm rõ. Có như vậy mới đảm bảo hạn chế tối đa số lượng DN thực hiện chuyển giá thông qua nâng cao giá trị đầu vào, từ đó tạo công bằng cho các DN sản xuất cùng ngành khác, chống thất thu thuế cho nhà nước. Đặc biệt, cần thiết phải nâng cao liên kết giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan trong quản lý chuyển giá và trị giá hải quan về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên và nghĩa vụ trao đổi thông tin giữa các bên để hạn chế tối đa những mâu thuẫn trong cách xử lý công việc. Làm tốt được điều này, không chỉ giúp VN kiểm soát tốt các hành vi gian lận thương mại qua giá, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn giảm bớt những khó khăn cho DN trong việc đáp ứng mục đích quản lý của cả cơ quan hải quan và cơ quan thuế, từ đó giúp VN thực hiện tốt hơn nữa các cam kết quốc tế về hải quan, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, và tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Thống nhất trong quản lý chuyển giá và trị giá hải quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO