Xây dựng hành lang vận tải đa phương thức

24/08/2016 09:55

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Hiện nay, Việt Nam đầu tư công rất lớn vào hạ tầng cơ sở, nhưng hạ tầng liên quan đến thương mại vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh thương mại đang bị hạn chế bởi hạ tầng và kết nối giao thông yếu kém. Trong đó, hành lang giao thông hạn chế trong việc kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng.

(Vietnam Logistics Review) Hiện nay, Việt Nam đầu tư công rất lớn vào hạ tầng cơ sở, nhưng hạ tầng liên quan đến thương mại vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh thương mại đang bị hạn chế bởi hạ tầng và kết nối giao thông yếu kém. Trong đó, hành lang giao thông hạn chế trong việc kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng.

Năng lực giao thông không theo kịp tăng trưởng xuất khẩu

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam phụ thuộc vào đặc điểm của các sản phẩm xuất khẩu. Về nguyên liệu thô, chủ yếu là dầu mỏ và dầu lửa tại phía Nam và than đá ở phía Bắc. Các loại hàng này chủ yếu được vận chuyển theo dạng hàng rời khô hoặc lỏng và đòi hỏi cơ sở hạ tầng riêng biệt. Đối với mặt hàng chế biến, chủ yếu là dệt may, giày dép, điện tử và gỗ, đòi hỏi đầu vào là nguyên liệu hoặc bán thành phần nhập khẩu. Chúng được sản xuất tại 3 trung tâm và được vận chuyển bằng container đến các cảng biển quốc tế. Còn hàng nông sản (gạo, cà phê, cao su và thủy sản), được xuất khẩu bằng container đường biển và bằng xe tải qua biên giới các nước lân cận.

Ở Việt Nam, không gian hoạt động kinh tế tập trung xung quanh 3 trung tâm phát triển chính và các vùng lân cận. Đó là trung tâm phát triển phía Nam (tập trung ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai), phía Bắc (tập trung Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Binh), miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam). Những trung tâm này đều có các cửa ngõ bao gồm đường biển, hàng không và đường bộ.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông, năng lực giao thông chưa theo kịp tăng trưởng xuất khẩu. Hệ thống giao thông vận tải hàng hóa và hành khách là quốc lộ 1A đang tắc nghẽn và xuống cấp. Hệ thống đường sắt vẫn đóng vai trò hạn chế trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Đường thủy nội địa đang không được đầu tư về bến tàu, hạ tầng bến đỗ, luồng lạch dẫn đến tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ tai nạn. Về vận tải đường biển, khoảng 80% thương mại quốc tế Việt Nam được vận chuyển bằng phương thức này. Tuy nhiên, công suất cảng biển hiện đang dư thừa, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là một ví dụ điển hình. Có thể nói rằng, hiệu suất cảng giữ một vai trò quan trọng trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Tuy nhiên, sự hạn chế về kết nối giao thông đường bộ và thiếu hỗ trợ dịch vụ logistics hiệu quả và hiện đại đang là vấn đề.

Xây dựng hành lang vận tải đa phương thức

Tại Việt Nam, các phương thức vận tải hiện có ngoài việc bị quá tải ở các trọng điểm kinh tế lớn, thì không thể liên kết có hiệu quả với các cửa ngõ quốc tế. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng dường như chưa tính đến vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với xuất khẩu Việt Nam. Các quy hoạch tổng thể như Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, là một bước đột phá về chiến lược, nhưng không có tầm nhìn rõ ràng gắn việc phát triển cơ sở hạ tầng với năng lực cạnh tranh quốc gia. Quy hoạch này được các chuyên gia đánh giá là không liên kết cơ sở hạ tầng giao thông với thương mại, chưa tính đến tính khả thi về mặt tài chính, và đặc biệt năng lực cạnh tranh thương mại không được nêu thành mục tiêu rõ ràng trong Quy hoạch.

Phát triển của các trọng điểm kinh tế và hành lang giao thông dường như không phải là một phần của nỗ lực phối hợp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại cho tăng trưởng xuất khẩu. Sự thiếu phối hợp này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông bởi lệnh cấm xe tải ở khu vực thành thị. Hiện nay, các tuyến huyết mạch kết nối các cụm cảng sản xuất gần Hà Nội, TP.HCM với các cảng biển chính là Hải Phòng và Sài Gòn, mặc dù chất lượng dịch vụ vận tải trên các tuyến giao thông này đã được cải thiện, nhưng đầu tư cơ sở hạ tầng không bắt kịp với nhu cầu tăng trưởng. Có thể nói, tại Việt Nam sự quan tâm đến tác động của hành lang thương mại vẫn chưa đầy đủ.

Như vậy, ở Việt Nam, với việc cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu, ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, việc tăng cường kết nối thành công, kể cả kết nối với thị trường thế giới và các liên kết đầu vào – đầu ra, thì sản xuất trong nước sẽ cho kết quả tích cực. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, cảng Cái Mép - Thị Vải cần được xây dựng để trở thành hành lang vận tải đa phương thức có hiệu suất và hiệu quả cao nếu được kết nối với đường cao tốc, đường sắt và đường thủy nội địa. Việc phát triển cụm logistics chất lượng cao bên cạnh các cảng chính cũng là vấn đề quan trọng.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng hành lang vận tải đa phương thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO