20% thâm hụt trong xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục vào Mỹ chuyển sang Việt Nam

Trí thức trẻ/Bloomberg|16/07/2020 11:25

(VLR) Trong khi đó, 16% chuyển sang Mexico, và 10% chuyển sang Đài Loan.

20% thâm hụt trong xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục vào Mỹ chuyển sang Việt Nam

20% thâm hụt trong xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục vào Mỹ chuyển sang Việt Nam

Một nghiên cứu mới đây của Rabobank cho thấy: Ấn Độ đã không thay thế được phần lớn xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Mặc dù mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền New Delhi với Washington ngày càng chặt chẽ và Ấn Độ gần đây cũng rất nỗ lực để thúc đẩy sản xuất, tình hình vẫn không khả quan.

Theo báo cáo của Rabobank, xuất khẩu sang Mỹ của quốc gia Nam Á này chỉ tăng nhẹ, trong bối cảnh thương chiến.

Nguồn: Tính toán RaboResearch, Macrobond, Điều tra dân số Hoa Kỳ/ Import back là viết tắt của việc nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ/ Các nền kinh tế khác bao gồm Malaysia (2%), Hàn Quốc (4%), Thái Lan (2%) và Ấn Độ (3%)

Nguồn: Tính toán RaboResearch, Macrobond, Điều tra dân số Hoa Kỳ/ Import back là viết tắt của việc nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ/ Các nền kinh tế khác bao gồm Malaysia (2%), Hàn Quốc (4%), Thái Lan (2%) và Ấn Độ (3%)

"Một trong những lý do khiến Ấn Độ không được hưởng lợi nhiều hơn là vì: xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh nhất trong sản phẩm máy tính và điện tử", các nhà kinh tế học Ralph van Mechelen và Michiel van der Veen đã viết trong ghi chú. "Hiện tại, đó là một ngành công nghiệp tương đối nhỏ ở Ấn Độ".

Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 17% tương đương 88 tỷ USD vào năm 2019, nhóm nghiên cứu nói. Điều đó dẫn đến sự sụt giảm tới 4 điểm % về tỷ trọng của Trung Quốc trong nhập khẩu của Mỹ. Bên cạnh cuộc chiến thương mại, đại dịch Covid-19 cũng đã gia tăng áp lực buộc các công ty phải đánh giá lại chuỗi cung ứng của họ, theo báo cáo.

Các nhà kinh tế cho biết, Việt Nam (20%), Mexico (16%) và Đài Loan (10%) là những người hưởng lợi chính từ sự thay đổi trong nhập khẩu của Hoa Kỳ, các nhà kinh tế cho biết. Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy căng thẳng địa chính trị là lý do quan trọng nhất cho việc di chuyển chuỗi cung ứng ở một loạt các lĩnh vực.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
20% thâm hụt trong xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục vào Mỹ chuyển sang Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO