Singapore là một trong những nước có mô hình phát triển dịch vụ logistics thành công trong khu vực và trên thế giới. Từng là một quốc gia có thu nhập và tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản khi giành được độc lập vào năm 1965, đến nay, Singapore đã vươn lên trở thành “Con rồng châu Á” về kinh tế với hệ thống logistics được đánh giá là hàng đầu thếgiới (nằm trong Top 5 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực Logistics - LPI do World Bank thực hiện). Để có được thành công như trên, một trong những yếu tố cơ bản là Chính phủ Singapore đã đề ra và ưu tiên thực thi chiến lược phát triển hệ thống hạ tầng logistics.
Theo tác giả Nguyễn Thế Tuân và Ngô Thị Thanh Nga (Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải), thành công của Singapore để lại 4 bài học.
Thứ nhất là khả năng kết nối toàn cầu:
Singapore đã tận dụng tối đa vị trí địa lý của mình. Ngay từ đầu Singapore đã xác định nước này không có nguồn tài nguyên nên Chính phủ đã chọn hướng phát triển theo mạng lưới kết nối toàn cầu dựa trên lợi thế dịch vụ thương mại, hệ thống cảng biển, sân bay,... Cơ quan hàng không của Singapore đã ký thoả thuận dịch vụ hàng không với hàng trăm tiểu bang và vũng lãnh thổ khác để tăng khả năng kết nối các chuyên bay, các cảng biển cũng đã làm việc chặt chẽ với các hãng tàu để xây dựng một mạng lưới giao thông hàng hải trong khu vực và toàn cầu.
Thứ hai là phát triển cơ sở hạ tầng:
Theo thời gian ngành logistics của Singapore đã được xây dựng và phát triển một cách đồng bộ, Chính phủ chú trọng đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics như hệ thống cảng biển, tuyến tàu điện ngầm, hệ thống đường cao tốc và các trung tâm logistics có tính kết nối, ứng dụng thành tựu từ CMCN lần thứ 4,... khi đó hệ thống cảng biển có khả năng xử lý được 65 triệu container tiêu chuẩn và trở thành cơ sở hạ tầng tích hợp lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực hàng không Singapore cũng đưa ra kế hoạch tăng gấp đôi hệ thống sân bay, hàng hoá hàng không được khuyến khích vận chuyển ở Singapore qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và các tiện ích đi kèm.
Thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin:
Singapore đang đi đâu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia thông mình (smart nation) với việc liên tục có những hướng đi mang tính theo kịp những cải tiến công nghệ và nắm bắt thay đổi. Singapore còn là một quốc gia đầu tiên áp dụng dịch vụ thông quan một cửa với sự ra đời TradeNet một nền tảng điện tử thuận lợi hoá thương mại đầu tiên trên thế giới (hệ thống này cho phép đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng hoá.
Thứ tư là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao:
Chính phủ Singapore luôn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và cho ngành logistics nói riêng, một số chính sách được chính phủ Singapore đưa ra như tổ chức các hoạt động cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu logistics cho sinh viên, thành lập Học viện logistics châu Á - Thái Bình Dương và phát triển học viện này thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực logistics hàng đầu châu Á. Song song với đó là thành lập viện nghiên cứu logistics Singapore nhằm phát triển chiến lược và chương trình đào tạo logistics.
Theo hai tác giả, sự kết hợp của các yếu tố nói trên đã tạo ra một hệ sinh thái mang tính tổng hợp cho phép ngành logistics phát triển nhanh và hiệu quả.
Thành công của Singapore cho thấy với một tầm nhìn xa về tư duy, chiến lược cùng với sự quyết tâm của Chính phủ có thể phát huy được các nguồn lực để biến Singapore trở thành một trung tâm hậu cần tầm cỡ.
* Năm 2022, GDP của Singapore đã tăng trưởng 3,8%. Theo đó, tăng trưởng GDP năm 2022 của Singapore thấp hơn so với con số tăng trưởng 7,6% của năm 2021. Lý do bởi Singapore đã chứng kiến sự sụt giảm trong xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc trở nên suy yếu.
Riêng trong quý IV/2022, tăng trưởng GDP của Singapore đạt 2,2%, thấp hơn so với mức 4,2% của quý III/2022. Cụ thể, tất cả các lĩnh vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ lĩnh vực sản xuất giảm 3%. Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 10,4% trong quý IV/2022; khu vực dịch vụ tăng 4,1%.
* Theo Bộ KH&ĐT, năm 2022, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD (chiếm 23,3%). Hàn Quốc đứng thứ 2 với gần 4,88 tỉ USD. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỉ USD.
Bộ KH-ĐT cho biết thêm các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. TP HCM dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỉ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp đến là tỉnh Bình Dương với tổng số vốn hơn 3,14 tỉ USD đã thu hút được trong năm 2022, tăng 47,3% so với cùng kỳ. Quảng Ninh xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỉ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Về số dự án mới trong năm 2022, các nhà đầu tư tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, TP HCM. Trong đó, TP HCM dẫn đầu về số dự án mới, số lượt góp vốn mua cổ phần