Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực rơi vào cảnh ảm đạm trong nửa đầu tháng 5 - Biểu đồ: T.Bình
Đáng chú ý, nửa đầu tháng 5 nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại, máy móc thiết bị… sụt giảm mạnh.
Cụ thể, so với nửa cuối tháng 4/2020, xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 5 điện thoại các loại và linh kiện giảm 207 triệu USD, tương ứng giảm 16,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 128 triệu USD, tương ứng giảm 14,5%; sắt thép các loại giảm 114 triệu USD, tương ứng giảm 60,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 111 triệu USD, tương ứng giảm 7%...
Chính vì vậy, kỳ 1 tháng 5 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 8,22 tỷ USD, giảm 11,1% (tương ứng giảm 1,03 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 4/2020. Lũy kế đến hết ngày 15/5, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 89,02 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% (tương ứng 72 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Nhập khẩu cũng chỉ tăng nhẹ 1,9% (tương ứng tăng 172 triệu USD) với tổng trị giá chỉ đạt 9,18 tỷ USD. Qua đó nâng kim ngạch tính từ đầu năm lên 87,59 tỷ USD, giảm 2,6% (tương ứng giảm 2,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 176,61 tỷ USD, giảm 1,3% (tương ứng giảm 2,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trong kỳ 1 tháng 5 cả nước nhập siêu 957 triệu USD, tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm đến 15/5 nước ta vẫn xuất siêu 1,43 tỷ USD.
15 ngày đầu tháng 5, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có trị giá xuất nhập khẩu đạt 9,86 tỷ USD, giảm 6,9%, tương ứng giảm 726 triệu USD so với nửa cuối tháng 4/2020.
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5 nhóm doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu 108,54 tỷ USD, giảm 4%, tương ứng giảm 4,52 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2019.
Cán cân thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp FDI có con số xuất siêu 163 triệu USD trong nửa đầu tháng 5 và 8,57 tỷ USD tính từ đầu năm.