44 cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh

Bảo Hân (tổng hợp) |07/07/2023 20:17

Chiều 7/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc theo hình thức trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP.HCM để triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố.

img1469-1688727546466304427828.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định việc triển khai Nghị quyết không chỉ riêng cho TPHCM, đây là nhiệm vụ chung, cả nước phải cùng chung tay với TPHCM - Ảnh: VGP

Theo đó, tại Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã giao: "Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo ban hành Nghị quyết của Quốc hội (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội) để cho phép thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển TPHCM. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với Thành phố để hoàn chỉnh Đề án ban hành Nghị quyết mới về thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển Thành phố trình Quốc hội".

Ngày 19/4/2023, Chính phủ đã có Tờ trình số 125/TTr-CP trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV (ngày 24/6/2023), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2023.

Nghị quyết này đã nhận được sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội, kết quả biểu quyết thông qua đạt tỉ lệ 97,3%. Nghị quyết quy định 44 cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017/QH14; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế được đưa vào các dự án luật đang trình Quốc hội và 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TPHCM được áp dụng. Có thể nói, đây là Nghị quyết quy định số lượng cơ chế, chính sách đặc thù lớn nhất từ trước đến nay được Quốc hội thông qua.

Tại Nghị quyết, Quốc hội đã giao Chính phủ 4 nhiệm vụ.

Thứ nhất
, ban hành Nghị định quy định chi tiết với 3 nội dung: (i) quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT; (ii) miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố; (iii) việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường.

Thứ ha
i, tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết vào năm 2026, tổng kết vào năm 2028.

Thứ ba
, chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Thành phố cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố.

Thứ tư,
ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển Thành phố. Mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho HĐND và UBND Thành phố so với các quy định hiện hành.

chinh-phu-1688721743837.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc theo hình thức trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TPHCM chiều 7/7 

Nghị quyết giao Thủ tướng Chính phủ 1 nhiệm vụ: Ban hành quy định phân cấp, trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TPHCM đã chủ động, tích cực triển khai, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội.

Cũng theo Nghị quyết, các bộ, ngành liên quan có 3 nhiệm vụ, HĐND TPHCM có 14 nhiệm vụ, UBND TPHCM có 6 nhiệm vụ.

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, tổ chức thực hiện Nghị quyết là công việc có nhiều khó khăn, thách thức và trong quá trình đó, yếu tố quyết định là cán bộ, con người, các cơ quan liên quan cần phối hợp chặt chẽ và TPHCM sẽ làm hết sức mình để đạt kết quả tốt nhất có thể.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo trong triển khai Nghị quyết là phải chủ động, kịp thời, bám sát tình hình thực tiễn, hành động quyết liệt và có sản phẩm cụ thể với hiệu quả cân đong đo đếm được, nhân dân được thụ hưởng thật.

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng nhất trí với ý kiến của Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngay Ban Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố làm Phó Trưởng Ban thường trực; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối. Thủ tướng yêu cầu ban hành ngay Kế hoạch hành động của Chính phủ, trong đó phân công nhiệm vụ rõ ràng, giao các Phó Thủ tướng phụ trách. Hai văn bản này phải ban hành trong vài ngày tới./.

Nguồn: Tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
44 cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO