Bài toán phát triển xanh, từ đâu?

Ngô Đức Hành (tổng hợp)|31/07/2022 13:42

Tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

yb.jpg
Sơ đồ phát triển không gian vùng tỉnh Yên Bái đến 2030 tầm nhìn đến 2050

Cách làm và bài học từ Yên Bái

Nằm ở trung tâm khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Yên Bái là trung điểm của tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, kết nối vùng Tây Bắc tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ. Những năm gần đây, Yên Bái đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế – xã hội, phát huy những lợi thế và tiềm năng của tỉnh.

Để làm được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành xây dựng, đặc biệt là trong công tác quy hoạch đô thị, nông thôn; đặc biệt là thực hiện tiêu chí: “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Theo Ths.KTS Nguyễn Xuân Hoàn – Giám đốc Trung tâm Kiến trúc – Quy hoạch tỉnh Yên Bái, để áp dụng những tiêu chí trên vào công tác lập QHXD phải bóc tách từng vấn đề trong “phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” dưới hệ quy chiếu của các chuyên gia trong lĩnh vực ngành quy hoạch nhằm mã hóa thông qua các sản phẩm của đồ án quy hoạch các cấp.

Theo ông, “Phát triển xanh” trong quy hoạch phải đạt được các yêu cầu:

Môi trường thiên nhiên xanh: Tỷ lệ cây xanh trong đô thị đảm bảo, an toàn khi có thiên tai, không khí trong lành, ánh sáng, tiếng ồn đảm bảo mức độ tốt cho con người.

Hạ tầng xã hội xanh: Các công trình tiện ích phục vụ hoạt động xã hội trong đô thị phải đầy đủ tiện nghi (dịch vụ công cộng, Chợ, Trường học, bệnh viện…).

Hạ tầng kỹ thuật xanh: Giao thông thuận tiện đầy đủ tĩnh và động, cấp thoát nước đủ và đảm bảo vệ sinh an toàn, điện an toàn ổn định, thông tin hiện đại tiện ích.

Hài hòa” trong quy hoạch bao gồm các yêu cầu:

Môi trường thiên nhiên hài hòa: Môi trường hài hòa là môi trường nhân tạo hài hòa với môi trường tự nhiên vùng miền lãnh thổ được quy hoạch, chúng không tạo nên mâu thuẫn triệt tiêu trong quá trình hình thành và phát triển.

Hạ tầng xã hội hài hòa: Các công trình phục vụ tiện ích xã hội phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán và sở thích của người dân địa phương cũng như điều kiện kinh tế của địa phương.

Hạ tầng kỹ thuật hài hòa: Các công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, điện, nước gắn bó hữu cơ với môi trường hiện hữu, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tổng thể nền kinh tế, văn hóa, xã hội và bền vững tránh can thiệp thô bạo vào cảnh quan của đô thị, nông thôn của từng địa phương.

Bản sắc” trong quy hoạch tức là:

Môi trường thiên nhiên bản sắc: Mỗi nơi đều có môi trường thiên nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng riêng. Cái riêng như đã nói sẽ tạo nên bản sắc tuy nhiên trong quá trình lập QH chúng ta phải phân loại bản sắc vật thể và phi vật thể để nhằm tôn tạo những thứ vốn có và phát triển đóng góp tích cực trong chuỗi giá trị xã hội.

Hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật bản sắc: Đối với các đối tượng thuộc phạm trù xã hội làm sao để có bản sắc thì dễ hiểu, chỉ khó khăn khi tìm ra cái bản sắc hữu hình của mỗi địa phương. Còn đối với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thì đây là vấn đề khó bởi vì các công trình hạ tầng kỹ thuật hầu như tuân thủ các Quy chuẩn quốc gia, khó thay đổi và áp dụng hầu hết các đối tượng quy hoạch trên cả nước. Tuy nhiên đối với các nhà quy hoạch có thể đề xuất các giải pháp cá biệt để không làm mất đi bản sắc (cái riêng) của mỗi địa phương, vùng miền.

Hạnh phúc” trong quy hoạch. Đây là một đề bài rất hay, sáng tạo và đổi mới của Đảng ủy tỉnh Yên Bái giành cho các nhà nghiên cứu lập QHXD. Dưới góc độ của người làm quy hoạch bản thân ông Hoàn nhận thấy một đồ án QH phải đạt được ba yêu cầu “xanh; hài hòa; bản sắc” thì đã chạm tới được yêu cầu “hạnh phúc”. Tuy nhiên để hiện thực điều đó đối với công tác lập quy hoạch là một quá trình liên quan đến quản lý quy hoạch các cấp – tuyên truyền vận động nhân dân – hiện thực hóa đưa các quy hoạch vào cuộc sống…

“Xanh” từ nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng

Vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 29/7 là Hội thảo “Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững”. Thực tế, trong nhiều năm qua, việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu có tính năng tiết kiệm năng lượng đã và đang là một trong những ưu tiên của ngành Xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của các công trình có kiến trúc bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đưa nội dung thúc đẩy phát triển các loại công trình này vào các cam kết quốc tế, luật, đề án… Cụ thể như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…

yb2.jpeg
Các chuyên gia tham dự Hội thảo về giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững diễn ra ngày 29/7 tại Hà Nội

Tham luận tại hội thảo, Ông Nguyễn Đình Thanh – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho hay, yêu cầu của kiến trúc tương lai hướng tới phát triển bền vững, được đánh giá qua các thông số, chỉ số công trình trong thiết kế, xây dựng và vận hành, nhằm giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường. Thiết kế kiến trúc xanh đương đại là sự tích hợp của: công năng, thẩm mỹ, kết cấu, vật liệu, vật lý kiến trúc, việc giảm thiểu tác động môi trường, tính bản địa và công nghệ thông tin – điều khiển học. Hiện nay, nhà phát triển thường ngại đầu tư vào công trình xanh vì suy nghĩ chi phí xây dựng ban đầu lớn, thường cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường. Thực tế, nếu áp dụng các giải pháp xanh ngay từ khi bắt đầu giai đoạn thiết kế sẽ không làm tăng, thậm chí có thể giảm chi phí đầu tư. Giải pháp xanh có hiệu quả sẽ giúp hoàn vốn đầu tư trong khoảng 2-3 năm.

Tại Hội thảo nói trên, ông Nguyễn Đình Thanh – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho hay, yêu cầu của kiến trúc tương lai hướng tới phát triển bền vững, được đánh giá qua các thông số, chỉ số công trình trong thiết kế, xây dựng và vận hành, nhằm giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường. Thiết kế kiến trúc xanh đương đại là sự tích hợp của: công năng, thẩm mỹ, kết cấu, vật liệu, vật lý kiến trúc, việc giảm thiểu tác động môi trường, tính bản địa và công nghệ thông tin – điều khiển học. Hiện nay, nhà phát triển thường ngại đầu tư vào công trình xanh vì suy nghĩ chi phí xây dựng ban đầu lớn, thường cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường.

Thực tế, nếu áp dụng các giải pháp xanh ngay từ khi bắt đầu giai đoạn thiết kế sẽ không làm tăng, thậm chí có thể giảm chi phí đầu tư. Giải pháp xanh có hiệu quả sẽ giúp hoàn vốn đầu tư trong khoảng 2-3 năm.

Bài liên quan
  • Đất đai và sự hoàn thiện luật pháp
    Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn chưa có tiền lệ trong lịch sử. Do vậy, “mò mẫm” trả giá, ngay trong lĩnh vực đất đai là tất yếu. Hy vọng, thực tiễn luôn được lấy làm thước đo của chính sách, luật pháp để sửa đổi Luật Đất đai.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Bài toán phát triển xanh, từ đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO