Chọn phương án logistics ngược cho doanh nghiệp

29/08/2017 16:53

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Điều khoản về quyền tài phán hay còn gọi là thẩm quyền xét xử ghi trên vận đơn vận tải đa phương thức là đề tài thường được chú ý của các thẩm phán, trọng tài viên, luật sư cũng như người kinh doanh dịch vụ logistics, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người giao hàng, người gửi hàng và người nhận hàng vì còn có quan điểm khác nhau về giá trị thi hành.

(Vietnam Logistics Review) Điều khoản về quyền tài phán hay còn gọi là thẩm quyền xét xử ghi trên vận đơn vận tải đa phương thức là đề tài thường được chú ý của các thẩm phán, trọng tài viên, luật sư cũng như người kinh doanh dịch vụ logistics, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người giao hàng, người gửi hàng và người nhận hàng vì còn có quan điểm khác nhau về giá trị thi hành.

Thực trạng thu hồi và xử lý phế phẩm tại các doanh nghiệp Việt Nam

Hoạt động thu hồi và xử lý phế phẩm và phế liệu có vai trò thúc đẩy các DN cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm thiểu sai hỏng, gắn trách nhiệm của các bên liên quan tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những giải pháp góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, tuy nhiên cũng là một trong những thách thức lớn về chi phí của các DN Việt Nam (VN) hiện nay.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 50 về việc thu hồi và xử lý phế phẩm, đặc biệt là các sản phẩm điện tử thải bỏ. Gắn kết trách nhiệm của DN sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra trên thị trường. Tháng 4.2015 HP và Apple cũng tài trợ cho Chương trình VN tái chế (Vietnam Recycles), là chương trình thu hồi và tái chế miễn phí các sản phẩm điện tử bị lỗi, hư hỏng, không còn sử dụng được tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Kêu gọi người dân chung tay xây dựng môi trường xanh thông qua các hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải điện tử chuyên nghiệp và an toàn. Phối hợp Chương trình này là tổ chức RLG (Reverse Logistics Group) đến từ Đức, là đơn vị chuyên hỗ trợ các DN thực hiện trách nhiệm xã hội để thu gom và xử lý tất cả các loại rác thải.

Tuy nhiên cho đến nay, kết quả của các nỗ lực trên còn rất khiêm tốn. Ngay tại các DN sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện tử thì hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ chủ yếu vẫn thông qua 2 hình thức khá đơn giản: Các sản phẩm có giá trị như ắc quy, thiết bị điện, điện tử được các tổ chức và cá nhân không chính thức thu gom, sau đó chuyển tới các cơ sở làng nghề, và sử dụng công nghệ lạc hậu để xử lý; Các sản phẩm không có giá trị như bóng đèn huỳnh quang, compact, pin, người tiêu dùng thường bỏ lẫn vào hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt công cộng. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn nguyên liệu có thể tận dụng mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống của con người do các sản phẩm này có nhiều chất độc hại không được xử lý hiệu quả và thải hồi đúng cách.

Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là vấn đề chi phí lớn trong thu hồi làm giảm lợi nhuận nên các DN luôn tìm cách tránh né. Lời giải triệt để cho bài toán này là áp dụng linh hoạt giải pháp logistics ngược tại DN.

Lợi ích của logistics ngược tại doanh nghiệp

Logistics ngược bao gồm các nỗ lực thu hồi, phân phối, tái sử dụng, tái chế và loại bỏ các phế thải và phế liệu nhằm kiểm soát và giảm thiểu sự phát sinh, loại bỏ các sản phẩm, chất thải, giúp tối đa hóa lợi ích dài hạn của DN.

Trong chuỗi logistics ngược, các sản phẩm thu hồi có thể xuất phát ở mọi khâu trong quá trình sản xuất và phân phối. Bài viết này chỉ hạn chế ở các phế phẩm và phế thải ở khâu bán lẻ và tiêu dùng. Đây cũng là những đối tượng thu hồi tốn chi phí nhất do bị phân tán rộng về không gian và thời gian, lệ thuộc vào nhu cầu mua sắm và sử dụng của người tiêu dùng.

Các hoạt động logistics ngược với sản phẩm phế thải bao gồm các thứ bậc ưu tiên khác nhau, trước hết là tái sử dụng, tiếp theo là tái sản xuất hay tái chế, và cuối cùng loại bỏ. Ở cấp đầu tiên, sản phẩm được tái sử dụng bởi khách hàng với cùng mục đích, giúp tối đa hóa năng suất của hệ thống. Trong trường hợp không thể tái sử dụng, sản phẩm sẽ được tái sản xuất hoặc tái chế để sử dụng lại vào mục đích khác. Nếu sản phẩm và linh kiện thu hồi không được tái sử dụng, tái sản xuất hoặc tái chế thì loại bỏ là cách duy nhất có thể xử lý. Các hoạt động này được mô tả qua hình 1.

Hình 1. Các hoạt động trong quá trình logistics ngược sản phẩm phế thải (Insanic, 2010)

Với các cấp độ này, phế phẩm và phế thải được phân loại và đưa vào các công đoạn phù hợp để khôi phục, tận dụng các giá trị còn lại. DN sẽ giảm được chi phí nhờ bán lại các nguyên vật liệu và sản phẩm sau khi đã xử lý, các sản phẩm hỏng sẽ được sửa chữa, nguyên liệu thô và những phần dư thừa sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào của các chu kỳ sản xuất khác với giá thành thấp. Lợi ích kinh doanh cải thiện bằng việc giảm thiểu chi phí, cải thiện doanh thu.

Các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng tốt hàng hóa còn giúp DN cải thiện mối quan hệ với khách hàng, làm gia tăng chất lượng dịch vụ và lòng tin của khách hàng, đồng thời tạo nên “hình ảnh xanh” cho DN. Đây là liên kết tích cực, củng cố mạnh mẽ lòng trung thành của khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tối đa hóa doanh thu dài hạn.

Xác định cấu trúc và phương án logistics ngược cho doanh nghiệp

Để đạt mục tiêu chi phí và hiệu quả của logistics ngược, cần phải nắm bắt được các khâu chủ chốt của quy trình với từng loại sản phẩm thu hồi. Từ đó quyết định hoạt động nào nên thuê ngoài và làm thế nào để tối đa hóa hiệu quả chi phí và giá trị phục hồi của hệ thống. (Hình 2)

Hình 2. Cấu trúc chuỗi logistics ngược (Guide & Van Wassenhove, 2002)

Thu hồi là tập trung những sản phẩm, linh kiện hoặc vật liệu đã qua sử dụng từ người tiêu dùng. Có 3 đối tượng thu hồi chính: (1) Sản phẩm bị trả lại do khuyết tật hoặc hư hỏng, (2) Sản phẩm đã qua sử dụng được gửi và hoàn trả, (3) Từ các bãi phế thải nhờ thu gom.

Kiểm tra và phân loại bao gồm những hoạt động như tháo rời, kiểm tra, thử nghiệm, phân loại và xếp hạng những sản phẩm thu hồi. Mục đích để đồng nhất đặc tính sản phẩm và chọn ra chiến lược phục hồi thích hợp và giá trị nhất cho mỗi loại sản phẩm. Tất cả những sản phẩm thu hồi sẽ được chia thành 4 nhóm với các chiến lược phục hồi tiêu biểu trong bảng 1.

Tái phân phối và bán lại: Đưa những sản phẩm sau khi được làm mới và có thể sử dụng trở lại thị trường. Cần xác định lại thị trường cho các sản phẩm này vì khách hàng mục tiêu về cơ bản là thay đổi.

Các chuỗi logistics ngược đòi hỏi sự đầu tư khá lớn, mỗi hoạt động trên đây đều cần các khoản chi phí đáng kể. Đây thực sự là một trở ngại cho DN, do đó, hầu hết các chuỗi logistics ngược được tạo lập với mục đích trước tiên là tối thiểu hóa toàn bộ chi phí phục hồi sản phẩm. Có thể lựa chọn các phương án tổ chức dưới đây để cân đối bài toán chi phí và hiệu quả. (Hình 3)

M = nhà sản xuất

R = nhà bán lẻ

C = người tiêu dùng

TP = bên thứ ba

(A) Nhà sản xuất trực tiếp thu hồi từ người tiêu dùng: Có thể thu hồi theo các chương trình khuyến mại, đổi hàng. Tỷ lệ thu hồi thường thấp, thích hợp với hàng hóa đã qua sử dụng và hoàn trả. Tốn kém về chi phí do phải phân tán nguồn lực để thích nghi với sự phân bố rải rác của khách hàng.

(B) Thông qua trung gian: Nhà bán lẻ có thể thay mặt nhà sản xuất thực hiện thu hồi, kết hợp với hoạt động bán hàng, các chương trình xúc tiến và chăm sóc khách hàng. Phù hợp nhất với những sản phẩm thu hồi do khuyết tật hoặc hư hỏng, phát sinh trong khâu trao đổi bán lẻ.

Các chuỗi logistics ngược đòi hỏi sự đầu tư khá lớn, mỗi hoạt động trên đây đều cần các khoản chi phí đáng kể. Đây thực sự là một trở ngại cho DN, do đó, hầu hết các chuỗi logistics ngược được tạo lập với mục đích trước tiên là tối thiểu hóa toàn bộ chi phí phục hồi sản phẩm.

(C) Sử dụng DN bên thứ ba: Đây là phương án có tính chuyên môn cao và phù hợp nhất với các DN hiện nay. Nhà sản xuất rảnh tay với hoạt động thu hồi, bên thứ ba thì hợp tác với rất nhiều nhà sản xuất, bán lẻ cũng như có thể kết nối với tiêu dùng và các tổ chức thu gom không chính thức. Cấu trúc này giúp thu hồi tốt cả 3 nhóm sản phẩm cần thu hồi, đặc biệt là từ các bãi phế thải, là nơi các DN thường bỏ qua hiện nay. Các tổ chức thu hồi chuyên nghiệp sẽ có vai trò tích cực trong xử lý toàn bộ các dòng sản phẩm thu hồi của các khu vực sản xuất và tiêu dùng. Nhờ tận dụng được quy mô lớn và có tính chuyên môn cao, các hoạt động logistics ngược sẽ giảm thiểu về chi phí và đạt được mục tiêu thu hồi tiết kiệm cũng như mục tiêu về trách nhiệm xã hội của DN.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Chọn phương án logistics ngược cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO