Công nghệ định hình nhà kho trong tương lai

26/06/2018 08:05

(VLR) (Vietnam Logistics Review) Trong thời đại kỹ thuật số, hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng. Điều này gây áp lực mạnh mẽ lên hoạt động sản xuất và logistics, buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ khác đi để đáp ứng kịp thời những kỳ vọng thay đổi của khách hàng. Thị trường hiện nay không được chiếm lĩnh bởi những người lâu đời và lớn nhất mà dành cho những công ty thích ứng nhanh nhất.

(Vietnam Logistics Review) Trong thời đại kỹ thuật số, hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng. Điều này gây áp lực mạnh mẽ lên hoạt động sản xuất và logistics, buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ khác đi để đáp ứng kịp thời những kỳ vọng thay đổi của khách hàng. Thị trường hiện nay không được chiếm lĩnh bởi những người lâu đời và lớn nhất mà dành cho những công ty thích ứng nhanh nhất.

Các công nghệ vận hành nhà kho tương lai (Nguồn: DHL)

Cả người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp đều mong đợi có được hàng hóa nhanh hơn, linh hoạt hơn với chi phí giao hàng thấp nhất hoặc miễn phí. Sản xuất ngày càng trở nên tùy biến, một điều có thể tốt cho khách hàng, nhưng lại là công việc khó khăn cho ngành logistics.

Bên cạnh đó, khách hàng (kể cả chủ hàng và người tiêu dùng) đang ngày càng quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Họ muốn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hàng hóa của mình. Người tiêu dùng muốn biết sản phẩm của họ được sản xuất từ đâu, đã đi qua những khu vực địa lý nào và đã được làm những gì trước khi đến tay họ. Doanh nghiệp muốn có cái nhìn toàn cảnh (endto-end visibility) để có thể theo dõi hàng hóa trên từng chặng của chuỗi cung ứng nhằm tìm kiếm cơ hội cải thiện chi phí, tăng khả năng kiểm soát, truy nguyên và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đứng trước những thách thức đó, hoạt động logistics và phân phối cần phải kịp thời tinh chỉnh để thích ứng nhu cầu thị trường. Bằng chứng là hoạt động phân phối gần như hoàn toàn chuyển sang hình thức đa kênh (omni-channel) và các xu hướng như cung ứng bồi đắp, logistics tiên đoán, giao hàng trong ngày (hoặc nhanh hơn) đang dần được áp dụng rộng rãi.

Cánh tay robot trong nhà kho (Nguồn: Swisslog)

Robot đi theo người (Nguồn: DHL)

Để đáp ứng những biến đổi trong vận hành logistics và phân phối dưới tác động của người tiêu dùng như đã mô tả trên, dự đoán đến năm 2030, nhà kho tương lai sẽ là một nhà kho tự động đáp ứng được 3 yêu cầu nổi bật nhất của phân phối đô thị: inventory, order picking và parcel consolidation nhờ vào sự trợ giúp của các công nghệ đang phát triển nhanh chóng như 3D printing; big data; công nghệ tự động như xe tải tự động, robotics; công nghệ AI ứng dụng trong các thiết bị nhận dạng gương mặt, quản lý tồn kho trực quan, AGV tự học, hệ thống quản lý kho (WMS) tiên tiến giao tiếp bằng giọng nói.

Inventory

Tương tự như nhiều kho hàng hiện nay, các nhà kho đô thị sẽ cần giữ một số lượng tồn kho. Tuy nhiên, vì không gian của nhà kho ở các thành phố có giới hạn, mà sự đa dạng của sản phẩm lại tiếp tục tăng lên không phải theo cấp số nhân mà là cấp số mũ, tồn kho sẽ bị hạn chế. Về nguyên tắc, các mặt hàng nhỏ hơn và các sản phẩm được bán thường xuyên sẽ được trữ trong kho (stock). Vậy làm thế nào giảm tồn kho thấp nhất có thể?

Loại công nghệ phục vụ cho mục tiêu này là công nghệ 3D Printing, các phân tích tiên tiến từ dữ liệu lớn (big data), sử dụng giải pháp WMS kết hợp biện pháp quản lý tồn kho trực quan.

Kích thước tồn kho sẽ được giảm thiểu thông qua 3D Printing và việc sử dụng dữ liệu lớn sẽ giúp dự đoán hành vi và phân phối các mặt hàng tới các DC đô thị ngay cả trước khi chúng được đặt hàng.

Butler goods-to-person (Nguồn: Grey Orange)

Các sản phẩm không có sẵn trong tồn kho có thể được in 3D. Điều này giúp giảm nhu cầu không gian trong kho và cho phép tạo ra các sản phẩm được cá nhân hóa. DC đô thị là một địa điểm lý tưởng cho một số máy in 3D lớn, tinh vi và nhanh chóng. Với việc picking được tự động hóa (như mô tả bên dưới), bạn cũng có thể gom các mặt hàng đã in với các mặt hàng được chọn từ tồn kho vào cùng một bưu kiện giao cho khách hàng.

Dữ liệu lớn và phân tích tiến tiến sẽ dự đoán những gì người tiêu dùng đặt hàng, điều này giúp giảm thiểu tồn kho.

Order picking

Quy trình order picking (chọn hàng cho đơn đặt hàng) sẽ cần thiết phải sử dụng hệ thống chọn tự động.

Để phục vụ cho hoạt động picking đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh và phức tạp của thương mại điện tử, những robot thông minh (có thể được tăng cường với cánh tay) hoặc chỉ đơn giản là một thiết bị AGV (như butler chẳng hạn) không chỉ có thể chọn từng sản phẩm, mà còn ghép nhiều sản phẩm từ nhiều bộ phận được sản xuất bên trong nhà kho và hợp nhất chúng lại thành một đơn đặt hàng từ nhiều người bán, bao gồm các sản phẩm in 3D vào trong một thùng carton.

Thiết bị tự động goods-to-person (chẳng hạn như butler của Grey Orange) hay robot đi theo người của Smartlog sẽ phục vụ cho tốc độ pick hàng cực kỳ cao do DC đô thị yêu cầu.

Sorting system (Nguồn: Grey Orange)

Bởi vì nhà kho đô thị trong thương mại điện tử sẽ phải gom các mặt hàng từ những người bán khác nhau thành một thùng hàng cho người mua duy nhất, điều này sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Parcel consolidation

Các DC đô thị trong tương lai sẽ phải gom các mặt hàng đến từ nhiều người bán hoặc các công ty bưu kiện vào một phương tiện vận chuyển cuối cùng cho người tiêu dùng. Đồng thời, họ phải giải quyết được tính phức tạp của việc chọn rất nhiều món hàng và đơn hàng với tần suất hàng nghìn lượt trên một giờ mà không có sai sót (hoặc sai sót phải là thấp nhất), nếu không họ sẽ phải đối mặt với chi phí trả hàng còn tốn kém hơn rất nhiều.

Để thúc đẩy năng suất cho quy trình soạn hàng và gom hàng, giải pháp công nghệ sorting như hệ thống Sorter mà Smartlog đang triển khai đã được chứng minh hiệu quả về mặt đầu tư từ nhiều nhà kho.

Mercedes-Benz-vision-van (Nguồn: Daimler)

Về mặt giao hàng chặng cuối cho những bưu kiện đến tay khách hàng, phần trăm đáng kể bưu kiện sẽ được giao trong một chiếc xe giao hàng đa địa điểm. Nhiều khả năng trong tương lai 2030, đây sẽ là một phiên bản xe điện tử và có khả năng không người lái, như những chiếc xe giao hàng B2B hiện nay.

Hãy tưởng tượng sẽ có các mô-đun tải tiêu chuẩn và các bưu kiện được bỏ vào sẵn trước khi chiếc xe đến và được nạp vào xe “một lần.” Bên trong xe, có thể có một hình thức xử lý tự động, đưa từng kiện hàng cho người lái xe. Daimler Vision Van của hãng Mercedes là công ty đầu tiên đưa ra ý tưởng này.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ định hình nhà kho trong tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO