Để Logistics phát triển cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

Bảo Hân (tổng hợp) |17/05/2023 07:59

Bất cập lớn nhất hiện nay là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics chưa đồng bộ, chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động logistics. Qua đó, đã làm cho việc quản lý và điều hành hoạt động logistics còn gặp rất nhiều khó khăn.

pexels-pok-rie-5829126.jpg
Hiện còn nhiều bất cập từ luật pháp, chính sách trong lĩnh vực Logistics (Ảnh minh họa)

Bất cập về chính sách trong ngành Logistics

Theo ThS. Nguyễn Thị Thanh Linh và ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài (Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt), hiện nay, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất 2 tầng điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh. Mỗi hoạt động này tương ứng với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành. Do vậy, doanh nghiệp phải thỏa mãn điều kiện về khai thuế hải quan hay vận tải hàng hóa, đồng thời phải có cái “” điều kiện của ngành Logistics nếu đăng ký kinh doanh theo tên này. Điều này là vô lý, vừa không phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp6.

Việc đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, vốn dĩ không hề tồn tại một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập, nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ bị hạn chế quyền tự do kinh doanh.

Trong công trình nghiên cứu của hai nghiên cứu sinh trên, hiện nay, bất cập thể hiện ở các nhóm vấn đề: Quy định khái niệm “dịch vụ logistics” ở Việt Nam chưa thể hiện rõ bản chất của dịch vụ logistics, thiếu quy định về dịch vụ E - logistics; Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; Bất cập về quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; Quy định trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa; Quy định định mức bồi thường thiệt hại và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; Quy định về thẩm quyền quản lý dịch vụ logistics thiếu đồng bộ.

Theo Báo Hải quan, hiện có "5 nổi cộm", đặc biệt là, một số quy định còn chồng chéo, tồn tại những thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành chưa phù hợp. Một số chính sách chưa kip thời sửa đổi cho phù hợp với đặc thù của hoạt động logistics trong thực tiễn.

Hy vọng vào đối thoại về bất cập của hệ thống pháp luật

Theo báo Phát luật Việt Nam, Bộ Tư pháp vừa ban hành kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

luatk.jpg
Cần phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics

Kế hoạch nhằm xác định nội dung các công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc Tổ công tác và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong năm 2023 của Tổ công tác theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả, chất lượng công tác rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành

Theo kế hoạch, các nội dung công việc bao gồm: Kiện toàn Tổ công tác, Tổ giúp việc và Bộ phận Thường trực; Xây dựng các văn bản triển khai hoạt động năm 2023 của Tổ công tác; tổ chức các cuộc họp, hội nghị để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 của Tổ công tác, Tổ giúp việc; Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật, xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức rà soát, cho ý kiến độc lập và đề xuất giải pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06; Tổ chức rà soát quy định pháp luật về thi hành án dân sự; Tổ chức rà soát, cho ý kiến độc lập và đề xuất giải pháp xử lý đối với vướng mắc cu thể về pháp lý có tính chất liên ngành; Cho ý kiến độc lập đối với kết quả rà soát, đề xuất xử lý văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức các đoàn khảo sát kết hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến, nắm bắt, tiếp nhận các thông tin phản ánh về nhóm văn bản quy phạm pháp luật mẫu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn tại một số địa phương; Tổ chức các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề để tiếp nhận, trao đổi, thảo luận về các phản ánh về vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật…

Để dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ hơn thì các luật chuyên ngành có liên quan như Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, Luật Giao thông đường bộ… cũng cần được hoàn thiện theo hướng thống nhất và đồng bộ về việc điều chỉnh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp Logistics cần được đối thoại, cơ quan Nhà nước cần lắng nghe và sửa đổi./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Để Logistics phát triển cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO