Dịch vụ thanh toán thông qua Cổng thanh toán trực tuyến

01/01/1970 08:00

(VLR) Hãy thử tưởng tượng rằng một ngày nào đó, bạn mời khách hàng đi ăn trưa mà quên mang theo bóp (ví) và tiền trong túi không đủ trả, bạn sẽ làm gì?- Có thể vào nói nhỏ với chủ quán rằng mình quên mang theo tiền, hãy cầm đỡ chiếc điện thoại này, chút tôi mang tiền tới trả?- Nhờ khách trả tiền hộ do mình quên mang theo tiền?- Gọi điện nhờ người thân mang tiền ra trả giúp?


Hãy thử tưởng tượng rằng một ngày nào đó, bạn mời khách hàng đi ăn trưa mà quên mang theo bóp (ví) và tiền trong túi không đủ trả, bạn sẽ làm gì?
-Có thể vào nói nhỏ với chủ quán rằng mình quên mang theo tiền, hãy cầm đỡ chiếc điện thoại này, chút tôi mang tiền tới trả?
-Nhờ khách trả tiền hộ do mình quên mang theo tiền?
-Gọi điện nhờ người thân mang tiền ra trả giúp?

Không cần như thế vì quá phiền toái và mất mặt, hãy nói với chủ quán: cho tôi số tài khoản. Thế là xong, trong tích tắt, chủ quán sẽ nhận được tiền và bạn vui vẻ thêm một chút tự hào!

CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN (IPAYGATE)

Để biến ý tưởng trên thành sự thật, có một số giải pháp khả thi:

-Lên website ngân hàng và chuyển. Việc này quá đơn giản, nhưng nếu tài khoản của bạn ở ngân hàng A trong khi tài khoản chủ quán ở ngân hàng B, một chút phiền phức sẽ xảy ra do họ chưa thể nhận được tiền ngay!

-Dùng dịch vụ của Cổng thanh toán trực tuyến, chỉ cần vài thao tác nhanh chóng, tiền đã được chuyển ngay lập tức từ tài khoản của bạn sang tài khoản chủ quán. Với chiếc điện thoại trong tay, bạn có thể sử dụng Ứng dụng cài đặt sẵn ngay trên điện thoại hoặc dùng điện thoại vào web/wap của Cổng thanh toán trực tuyến để ra lệnh thanh toán.

Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn quên cả điện thoại thì... đành chịu mất mặt chọn giải pháp “truyền thống” vậy nhé!

Vậy, Cổng thanh toán trực tuyến (sau đây gọi là iPaygate) là gì và nó cung cấp những dịch vụ gì trên đó?

Chính xác với tên gọi, Cổng thanh toán trực tuyến (iPaygate) là hệ thống mạng dịch vụ thanh toán kết nối giữa đơn vị có chức năng thanh toán (ngân hàng, tổ chức tín dụng, ví điện tử...) với nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ (siêu thị, điện, nước, Internet...) nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nhanh chóng nhất có thể. Với iPaygate, ngay khi người mua hoàn tất lệnh thanh toán, người bán/nhà cung cấp sẽ thấy tiền được ghi vào tài khoản. Về cơ bản, iPaygate bao gồm 3 thành phần chính tham gia trong quá trình thanh toán:

Ngân hàng: ngân hàng đóng vai trò quản lý tiền và thực hiện việc thanh toán theo quy định của pháp luật;
Bên bán: là bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và có quyền được nhận thanh toán;
Bên mua: là bên trả tiền cho bên bán khi ra quyết định thanh toán

Nhìn qua một hệ thống thanh toán đơn giản như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu iPaygate sẽ giải quyết được những bài toán kinh doanh gì, nếu người bán đã nhận tiền mà không giao hàng hoặc hàng hóa kém chất lượng thì sao..., và cụ thể với lĩnh vực logistics thì iPaygate sẽ giúp được gì?

TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS, IPAYGATE SẼ GIÚP ĐƯỢC GÌ?

Một cách tổng thể, 2 mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị của nhà cung cấp dịch vụ logistics vẫn là vận chuyển và lưu kho. Trong khi đó, để đáp ứng tốt bài toán sản xuất hiệu quả, người Nhật có khái niệm Just-In-Time để chỉ mô hình cung ứng giảm thiểu thời gian lưu kho, thậm chí không cần lưu kho. Mục đích cuối cùng vẫn là làm sao để giảm giá thành sản xuất, và logic ở đây chính là làm giảm thời gian hao phí. Lấy một ví dụ đơn giản về việc nhà sản xuất ở VN nhập nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất, quy trình cơ bản diễn ra như sau:

Người mua đặt hàng và ký hợp đồng với người bán. Hình thức thanh toán qua ngân hàng, với Tín dụng thư bảo đảm thanh toán theo quy định;
Hàng hóa về đến cảng => Chủ hàng trả tiền để được nhận hồ sơ và hàng hóa;
Thủ tục Hải quan => Chủ hàng thực hiện thủ tục => Hải quan thông báo thuế => nộp thuế

oNộp trực tiếp tại kho bạc
oNộp thông qua ngân hàng

Hoàn tất thủ tục thông quan => chuyển hàng hóa về nhà máy để sản xuất
Thanh toán phí vận chuyển phát sinh cho đơn vị cung cấp dịch vụ logistics tại VN.

Những vấn đề liên quan đến việc thanh toán cho cả quá trình trên có thể phát sinh như sau:

Người mua có nhiều tài khoản và đủ tiền, nhưng số tiền hiện có trong từng tài khoản lại không đủ để thanh toán tất cả chi phí => người mua phải giao dịch với nhiều ngân hàng và sẽ mất thêm thời gian;

Nhà cung cấp (người bán, người vận chuyển, thuế...) có tài khoản ở ngân hàng khác với người mua => việc thanh toán sẽ phải chờ ngân hàng xử lý => bị động thời gian => ảnh hưởng việc giải quyết các hồ sơ liên quan;

Nếu việc thanh toán cần thực hiện ngoài giờ làm việc của ngân hàng => thời gian chờ sẽ còn lâu hơn vì vấn đề lệch múi giờ giữa các nước;

Cuộc sống ngày càng phải năng động và doanh nghiệp càng cần phải vận động nhiều hơn nữa, iPaygate sẽ giải quyết được những vấn đề cốt lõi như:

1.Làm cầu nối thanh toán liên ngân hàng, giúp rút ngắn thời gian từ người chuyển đến người nhận thanh toán. Tiền mặt gần như không cần thiết;

2.Người mua chỉ cần vào 1 địa chỉ để thanh toán cho tất cả giao dịch thay vì phải ghi nhớ quá nhiều. Và điều quan trọng là thanh toán liên ngân hàng thông qua iPaygate sẽ có chi phí thấp hơn ra lệnh thanh toán trực tiếp tại ngân hàng;

3.Người mua hàng có thể yên tâm hơn khi thanh toán qua iPaygate vì nhà cung cấp đã được chứng nhận uy tín và được iPaygate bảo đảm;

4.Hệ thống kết nối giữa iPaygate và ngân hàng càng hoạt động hiệu quả càng giúp ngân hàng giảm tải giao dịch truyền thống;

5.Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng cho nhà cung cấp (người bán hàng) và cũng là tăng cơ hội tiếp cận nhà cung cấp uy tín cho người mua;

6.Công cụ tiện ích dành cho người trả tiền:

a.Ứng dụng cài sẵn trên điện thoại di động;
b.Giao diện web/wap luôn sẵn sàng;
c.Kết quả giao dịch được thông báo qua SMS ngay lập tức;

Tuy nhiên, để giải quyết từng bài toán cụ thể, nhà quản lý và điều hành cần phải có quyết tâm cao để có thể cùng với nhà cung cấp dịch vụ xây dựng hệ thống vận hành hiệu quả.



(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Dịch vụ thanh toán thông qua Cổng thanh toán trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO