(Vietnam Logistics Review) Ngành công nghiệp logistics toàn cầu hiện đang cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên những yếu tố chính từ trước đến giờ là giá cả và hiệu quả phải nhường chỗ cho một yếu tố khác: điện toán đám mây (ĐTĐM) - yếu tố đang tạo nên sự khác biệt chính trong các công ty logistics.
Chẳng ngạc nhiên lắm khi ngành logistics, do sự cần thiết của những số liệu chính xác, là một trong những ngành đầu tiên sử dụng máy tính để quản lý kho vận cũng như theo dõi vận chuyển hàng hóa. Và dĩ nhiên, dần dần tất cả mọi yếu tố đều được số hóa, từ bộ phận tài chính đến bộ phận nhân lực, từ việc cung ứng đến quan hệ khách hàng.
Số hóa dĩ nhiên là làm mọi quá trình của DN trở nên hiệu quả hơn so với cách quản lý sử dụng giấy tờ trước đây, tuy nhiên vẫn còn đó những nhược điểm với việc sử dụng các phần mềm như truyền thống.
Mọi việc cài đặt theo lý thuyết phải được thực hiện bởi nhà kinh doanh phần mềm hoặc người tích hợp hệ thống và phải đáp ứng được các nhu cầu riêng biệt của DN. Quá trình này dĩ nhiên là tốn nhiều chi phí và mất thời gian. Mỗi lần thực hiện đều cần phải cấu hình, kiểm tra, bảo trì và huấn luyện cho nhân viên. Một thử thách khác là việc tương thích trên các hệ thống máy tính đang được các khách hàng và nhà cung cấp của DN sử dụng. Các giải pháp theo đúng yêu cầu của khách hàng như vậy cần một việc thực hiện với chi phí đáng kể. Và với những dự án như vậy, các bộ phận IT phải thêm vào mọi tình huống họ nghĩ đến dẫn tới kết quả là các hệ thống trở nên phức tạp, cứng nhắc, dễ bị lỗi thời- thường thì phải nâng cấp chúng theo chu kỳ 2 năm.
ĐTĐM đã được đưa ra trong những năm 1960, nhưng việc thiếu các hệ thống bang thông dẫn tới việc này chỉ được thực hiện vào những năm 1990 với việc ra đời của Salesforce.com, một thời gian ngắn sau Amazon Web Services. Những công ty này đã dẫn đầu các DN trong việc phát triển các phần mềm ứng dụng trên internet cho DN cũng như là cung cấp chỗ lưu trữ và thuật toán.
Khi làn sóng đầu tiên của số hóa xuất hiện, ngành logistics đã là người sử dụng đầy tiên các dịch vụ và giải pháp của ĐTĐM. Ông Michael Kiss, Cố vấn cao cấp về giải pháp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Verizon Enterprise Solutions tin rằng năng lực của các công ty logistics sẽ hưởng lợi từ việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, do đó so với những ngành khác họ nhanh chóng áp dụng chúng. Tuy nhiên các công ty logistics khu vực châu Á - Thái Bình Dương bắt nhịp chậm hơn so với các công ty khu vực Bắc Mỹ và Ấn Độ.
“ĐTĐM là sự khác biệt cho các công ty logistics - các công ty toàn cầu hoạt động trên các thị trường phức tạp. Do đó họ sẵn sang đón nhận ĐTĐM do những lợi ích mà nó đem tới - giá thành, linh hoạt. Việc tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng giúp quản lý chi tiết việc tài sản của họ được sử dụng thế nào. Thông tin DN và phân tích số liệu là chìa khóa cho ngành logistics, và ĐTĐM là cho những chuyện này dễ dàng hơn”.
Theo ông Derek Maggs của SAP, nhu cầu của các công ty logistics trên các giải pháp sử dụng ĐTĐM nằm ở tính chuẩn hóa và tính lính hoạt của nó. Có nhiều lựa chọn sẵn có trên “mây” để DN có thể lựa chọn một giải pháp thích hợp hiệu quả và áp dụng nó ngay tức khắc, nếu có việc sửa đổi theo yêu cầu thì cũng ở một chi phí thấp.
“Khách hàng của chúng tôi trong ngành logistics đầu tư vào các ứng dụng đặc thù sử dụng ĐTĐM cho các lĩnh vực tài chính, cung cấp, quản lý vận chuyển, quản lý kho vận và phân tích số liệu với các cơ sở dữ liệu sẵn có”, ông Maggs cho biết. Những người sử dụng ứng dung đầu tiên trong ngành là các bộ phận như nhân sự, kinh doanh & tiếp thị, và sau đó là các quá trình cung cấp. “Các bộ phận tài chính đã cùng sử dụng ĐTĐM với HANA (High Performance Analytic Appliance - Ứng dụng Phân tích hiệu năng cao) và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tương ứng trong khoảng hơn một năm. Việc quản lý vận tải phức tạp hơn về chức năng bây giờ cũng đã nhanh chóng có những giải pháp từ ĐTĐM”.
Việc chấp nhận các giải pháp ĐTĐM có dễ dàng và tích cực như chúng ta cảm thấy không? Không hẳn, cũng có những nhược điểm không thể chối bỏ được, và cái đáng chú ý nhất là vấn đền an ninh mạng.
Mặc dù việc bảo trì các dữ liệu riêng tư và an ninh mạng gần đây đã được hoàn thiện hơn, nhưng vẫn còn đó nỗi lo của những người dùng cuối trong ngành logistics với những sự kiện như việc Nirvanix sụp đổ hồi tháng 11.2013 đã dựng tất cả những người dùng cuối - những người chịu trách nhiệm về IT dậy vào nửa đêm hay những rủi ro như trong vụ tiết lộ thông tin của Eward Snowden. Rõ ràng là hầu như không có dữ liệu nào tuyệt đối an toàn đối với các cặp mắt tò mò.
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG NGÀNH LOGISTICS SẼ TIẾN ĐẾN ĐÂU?
Rõ ràng ĐTĐM là một kỹ thuật mang tính đột phá sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp này. Lợi ích của nó đem đến gắn chặt với những công ty logistics, và sẽ không nghi ngờ là họ sẽ là những người đầu tiên đón nhận và là những người sử dụng liên tục những dịch vụ do ĐTĐM mang lại. Tuy nhiên ngành công nghiệp này cũng phải sẵn sàng cho những thay đổi đầy bất ngờ.
Sử dụng ĐTĐM liên quan đến những quyết định tối ưu hóa và sẽ dẫn đến những thay đổi trong hoạt động hàng ngày cũng như những thay đổi về văn hóa ngay bên trong DN.
Những thị trường khác nhau ở vùng châu Á - Thái Bình Dương sẽ đón nhận ĐTĐM khác nhau và tiếp tục vươn tới những thị trường chín muồi khác. Theo Maggs, Úc đã có một sự khởi đầu tốt. Hệ thống đường sắt ở Queensland đã đón nhận phương pháp cải tiến này, cùng lúc Tập đoàn Linox sử dụng ĐTĐM triệt để để quản lý các hoạt động của họ trong vùng. Những khách hàng của SAP ở Singapore trong ngành này bao gồm cả hãng tàu biển Neptune Orient Lines (NOL) và Richland Logistics.
Trung quốc chỉ có thể phát triển hơn trong ngành logistics khi những ngành toàn cầu mở rộng hoạt động. Ngành sản xuất nội địa của họ như B2C (Business to Customers- Thương mại điện tử), sản xuất ô tô có thể trở thành những ngành chính thúc đẩy logistics và sẽ sử dụng ĐTĐM.
ĐÔNG NAM Á: GIA CÔNG HẠ TẦNG CƠ SỞ SẼ TĂNG TRƯỞNG
Nhật bản sẽ tiếp tục trở thành nhà cung ứng toàn cầu hàng đầu, cho khoảng hơn 3,000 nhà sản xuất các bộ phận. Các ngành thời trang và thực phẩm được tiên đoán sẽ đóng góp nhiều cho việc sử dụng các giải pháp ĐTĐM trong logistics.
Kế hoạch kinh doanh của Vierzon ở châu Á bao gồm việc tập trung vào việc mở rộng số khách hàng qua việc chào mời các dịch vụ lưu trữ và ĐTĐM với các đối tác SAP và Oracle- với các dịch vụ SaaS, M2M và telematics (sự tích hợp của máy tính và truyền thông không dây để tăng luồng thông tin sử dụngTelematics: Là sự tích hợp của máy tính và truyền thông không dây để tăng luồng thông tin sử dụng). Công ty này dĩ nhiên đang là một nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu về mạng lưới, do đó hoàn toàn hợp lý khi nó mang đến cho khách hàng các dịch vụ ĐTĐM qua mạng lưới của mình. Họ sẽ giúp đỡ khách hàng giải tỏa những khó khăn bằng cách tư vấn và giúp hoàn thiện các quy trình công ty với ĐTĐM.
Tóm lại, các dịch vụ dựa trên ĐTĐM sẽ là bước kế tiếp trong quá trình tiến hóa liên tục của việc quản lý dữ liệu logistics. Nó đưa đến mức chi phí thấp nhất cho quyền sỡ hữu và sự chuyển đổi liền lạc cho mỗi giai đoạn kế tiếp. DN không cần phải sỡ hữu riêng kỹ thuật này. Với quan điểm về chi phí,thêm vào việc tiết kiệm được vốn, các tính toán hóa đơn của ĐTĐM cho phép khách hàng quản lý việc sử dụng của họ tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của họ trong những lúc cao điểm cũng như thấp điểm. Với quan điểm về kinh doanh và marketing, ĐTĐM cung cấp chức năng kinh doanh với những số liệu về hành vi khách hàng. Về mặt hoạt động, việc sử dụng các giải pháp dựa trên ĐTĐM sẽ đem đến các quy trình chuẩn nhưng không kém phần linh động và giúp cho việc tương tác tốt giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng tương lai đang ở trên “mây”.