Hiệp hội logistics địa phương góp phần phát triển ngành logistics quốc gia

Thu Hạnh|11/09/2021 08:00

(VLR) Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics (LSP) trên cả nước cũng như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) kỳ vọng sự ra đời của các hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương sẽ quy tụ, kết nối các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ logistics tổng thể có giá trị gia tăng cao thông qua tăng cường liên kết, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành logistics và nền kinh tế Việt Nam.

Với những bước tiến đáng kể trong những năm qua, ngành dịch vụ logistics Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân

Với những bước tiến đáng kể trong những năm qua, ngành dịch vụ logistics Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương - yêu cầu tất yếu của sự phát triển

Năm 2018, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh logistics thương mại trong nền kinh tế toàn cầu năm 2018 - Chỉ số hoạt động logistics và các tiêu chí của chỉ số” (Connecting to Compete 2018 Trade Logistics in the Global Economy - The Logistics Performance Index and Its Indicators). Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so với hạng 64/160 của năm 2016. Điểm số là 3,27 so với năm 2016 là 2,98, tăng 0,29 điểm. Đứng thứ nhất trong danh sách vẫn là Đức và thứ 160 là Afghanistan. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 3 sau Singapore (xếp hạng 7) và Thái Lan (xếp hạng 32).

Với những bước tiến đáng kể trong những năm qua, ngành dịch vụ logistics Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2021 - 2025), trong đó nêu rõ: “Về dịch vụ, đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, ưu tiên những ngành có lợi thế, có hàm lượng trí thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao… Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics”. Quyết định số 221/QĐTTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ “Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025” (QĐ 221) đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5% - 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16% - 20%GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ logistics, số lượng LSP cũng tăng lên đáng kể, với khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quốc tế và trong nước tập trung tại các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng bằng sông Cửu Long… Trong bối cảnh chung đó, các hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương cũng dần được hình thành với mong muốn kết nối, quy tụ các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực để hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cơ hội và chung tay phát triển bền vững lĩnh vực logistics của địa phương và cả quốc gia. Mới đây nhất, ngày 08/7/2021, UBND TP. HCM đã ban hành quyết định số 2474/QĐ/ UBND về việc thành lập hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics TP. HCM. Đây là Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics địa phương thứ 2 được chính thức thành lập sau Hiệp hội Logistics Bình Dương. Trước đó vào tháng 4/2021, sau Hội nghị Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng, với sự hỗ trợ tích cực của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) - Hiệp hội quốc gia - Ban vận động Hiệp hội Logistics Hải Phòng đã ra mắt hướng tới việc thành lập Hiệp hội. Ngày 24/8 vừa qua, Hiệp hội logistics Hải Phòng được chính thức thành lập theo Quyết định số 2416/QĐ-UBND do Ủy ban Nhân dân TP. Hải Phòng ban hành.

Cùng với VLA - hiệp hội logistics quốc gia, các hiệp hội logistics địa phương sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển ngành logistics Việt Nam

Trong phương hướng phát triển Nhiệm kỳ VIII (2021 - 2021), VLA đã đề ra nhiệm vụ hỗ trợ việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương nhằm thực hiện Nhiệm vụ 54 trong QĐ 221: “Phát huy vai trò của các hiệp hội trong lĩnh vực logistics nhằm xác định tầm nhìn, định hướng phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh logistics, phát triển nhân lực ngành logistics”.

VLA sẽ thúc đẩy và hoàn toàn ủng hộ việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics ở các địa phương như Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng…

VLA sẽ thúc đẩy và hoàn toàn ủng hộ việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics ở các địa phương như Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng…

Vì vậy, VLA sẽ thúc đẩy và hoàn toàn ủng hộ việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics ở các địa phương như Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng… Việc thành lập hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương nhằm mục tiêu lớn là quy tụ, kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi ngành logistics, cung cấp dịch vụ tổng thể thông qua tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, phát triển nhân lực logistics chất lượng cao, thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam, qua đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho Hiệp hội VLA trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics nước ta như yêu cầu đã đặt ra.

Cùng với Hiệp hội VLA, hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương sẽ là “cầu nối” giữa doanh nghiệp trong ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Nếu như VLA thể hiện vai trò phản biện chính sách lên cơ quan Trung ương, thì các hiệp hội logistics các tỉnh, thành phố sẽ thể hiện quan điểm, kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp lên cơ quan quản lý Nhà nước cấp địa phương. Từ đó, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp sẽ có những giải pháp tháo gỡ đồng bộ từ Trung ương đến địa phương nhằm đóng góp cho sự phát triển của ngành logistics Việt Nam. Cùng chung tay đoàn kết nhất định chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và ngành dịch vụ logistics nước ta phát triển hơn nữa, hướng tới “khát vọng 2045” của đất nước.

Ngày 08/7/2021, UBND TP. HCM đã ban hành quyết định số 2474/QĐ/UBND về việc thành lập Hiệp hội Logistics TP. HCM. Hiệp hội sẽ là nơi để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan trong lĩnh vực logistics tại Thành phố hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cơ hội và chung tay phát triển bền vững lĩnh vực logistics của Thành phố cũng như góp phần vì sự phát triển chung của lĩnh vực logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng thời gian tới.

Trước đó, tháng 10/2018, Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương được thành lập. Hiệp hội Logistics tỉnh Bình Dương là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp và công dân Việt Nam trong hoạt động thương mại giao nhận kho vận, dịch vụ logistics theo Luật Thương mại, nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, trên cơ sở đó hội nhập với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Hiệp hội logistics địa phương góp phần phát triển ngành logistics quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO