Hy vọng một chương mới trong hợp tác, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc

Võ Thị Phương Thủy (tổng hợp)|12/12/2023 20:40

Chiều 12/12, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ.

Trưa nay (12/12), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 - 13/12 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân..

bfe4009243deeb80b2cf-1079.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên bục danh dự tại Lễ đón. Nguồn VietnamNet

Đây là chuyến thăm diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 15 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; khẳng định sự coi trọng, ưu tiên hàng đầu của cả hai nước đối với việc củng cố quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững, vì lợi ích của cả hai nước.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai bên được nâng cao, góp phần củng cố quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai nước; các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp được tổ chức thường xuyên...

Hợp tác kinh tế thương mại đầu tư mở rộng

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua luôn phát triển theo hướng tích cực, đạt nhiều tiến triển mới. Ngoài tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục tăng, Việt Nam đang tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn với các doanh nghiệp của Trung Quốc.

Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong hợp tác kinh tế và thương mại. Hai nước cũng gắn bó mật thiết trong việc cùng thúc đẩy tăng trưởng cũng như định hình một viễn cảnh phồn vinh cho kinh tế Châu Á.

76c4eab5fdf955a70ce8-1702374597123.png
Quang cảnh hội đàm sau Lễ đón (Ảnh: Đinh Trọng Hải). Nguồn: báo Dân Trí

Tuy bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc vượt 100 tỷ USD. Kể từ đó, trao đổi thương mại giữa hai nước không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 và lớn nhất trong khu vực ASEAN của Trung Quốc.

Quy mô và mật độ hợp tác đầu tư kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng. Thương mại song phương cũng tăng trưởng đáng kể, đạt mức kỷ lục 234,9 tỉ USD năm 2022. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN từ năm 2016, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam suốt từ năm 2004.

Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhất là đối với các dự án quy mô lớn, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc, mang lại lợi ích kinh tế và dân sinh.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam đến cuối tháng 11/2023 có 4.203 dự án còn hiệu lực, với 27.224 triệu USD, đứng thứ 3 về số dự án và thứ 6 về số vốn đăng ký. Riêng từ đầu năm nay đến cuối tháng 11 có 632 dự án, với lượng vốn 3.806,5 triệu USD, đứng thứ nhất về số dự án, thứ 2 về lượng vốn đăng ký. Lượng vốn đăng ký bình quân 1 dự án chỉ đạt khoảng 6,5 triệu USD, thấp chỉ bằng một nửa mức bình quân chung về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (khoảng 12,5 triệu USD).

Triển vọng mới về chuỗi cung ứng Việt Nam - Trung Hoa

Theo sự kiến, trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình hai bên sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực như hợp tác kênh Đảng, an ninh quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, truyền thông, kết nối phát triển, kinh tế thương mại và đầu tư, kinh tế số, phát triển xanh, xuất nhập khẩu hàng nông sản, thủy lợi, hợp tác trên biển...

de-viet-nam-tro-thanh-diem-den-yeu-thich-cua-nha-dau-tu-trung-quoc-20231212114647.jpg
Trung Quốc hiện đứng thứ 6 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Hùng Ba, Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, nông sản của Việt Nam. Đại sứ cho biết, 3 quý đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của Trung Quốc tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đầu năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 1 tỷ USD cả năm, nhưng 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam đã đạt 1,95 tỷ USD nên chắc chắn cuối năm sẽ vượt con số này, thậm chí tăng gấp đôi.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập siêu từ Trung Quốc vào Việt Nam giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá triển vọng hợp tác đường sắt giữa hai nước, Đại sứ Hùng Ba cho rằng, Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, là cầu nối quan trọng kết nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Trung Quốc đang ưu tiên thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á, sẽ kết nối với các tuyến phía đông, phía tây và tuyến giữa. Tuyến đường sắt xuyên Á phía đông sẽ đi qua Việt Nam và có nhu cầu sử dụng lớn, vì vậy cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Trung Quốc có ưu thế về công nghệ, quy mô và chất lượng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là Trung Quốc sở hữu công nghệ, kỹ thuật và đội ngũ thi công các tuyến đường sắt cao tốc tốt nhất thế giới. Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng được 42.000 km đường sắt cao tốc và 180.000 km đường bộ cao tốc.

Trung Quốc và Việt Nam đang đẩy nhanh đàm phán dự án hợp tác xây dựng tuyến đường sắt Hà Khẩu - Vân Nam-Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đã đi đến giai đoạn lập báo cáo khả thi cho dự án. Theo đề xuất của phía Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng thông qua nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ Việt Nam nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt từ Bằng Tường, Quảng Tây đến Đồng Đăng, Lạng Sơn và Hà Nội. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam quy hoạch tuyến đường sắt Móng Cái-Hạ Long - Hải Phòng

Bài liên quan
  • Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics, hạ tầng
    - Ukraine và các nước láng giềng lập hành lang khí đốt mới - Morocco và UAE hợp tác xây dựng đường ống khí đốt Châu Phi - Đại Tây Dương - Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực logistics, hạ tầng - Cảnh báo việc sử dụng container phi tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa qua lại giữa Trung Quốc – Việt Nam – ASEAN - Biến Lào Cai thành “cầu nối” hàng hóa với Trung Quốc và Châu Á

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Hy vọng một chương mới trong hợp tác, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO