Nhà sách Khai Trí, nơi lưu dấu kỷ niệm Sài Gòn xưa

Thu Thảo|17/03/2023 18:27

Nhà sách Khai Trí là một trong những tên gọi nhiều gợi nhớ với những con người Sài Gòn cũ. Nhà sách là nơi sưu tầm nhiều sách báo ngoại ngữ cũng như những bản thảo tiếng Việt của nhiều soạn giả nổi tiếng như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Ngu Í,..

Có nhiều câu chuyện mà người ta thường kể với nhau về ông Khai Trí - người chủ nhà sách, nhà xuất bản. Ông Khai Trí tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thủa nhỏ, ông đã đam mê niềm yêu mến sách. Câu chuyện mỗi sáng được mẹ cho 2 xu, nhưng thường chọn nhịn ăn sáng để dành tiền mua báo đọc.

1.jpeg

Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài tiện tặn trong tuần. Nhưng cũng vì niềm yêu sách báo nên ông thường tiêu hết số tiền đó vào sách báo, rồi nhịn ăn sáng cả tuần.

Thời điểm đó, ông đã chú trọng và tìm mua sách báo nước ngoài. Những năm 1940, ông đã có một tủ sách giá trị. Rồi khi bạn bè tới chơi, thấy ông có nhiều sách báo nên thường nhờ ông mua giùm. Từ đó, ông thường gom những lời nhờ của bạn bè, gom nhiều sách một lúc để được hưởng hoa hồng. Số sách dư ông đem ra ký gửi ở quán sách. Và chỉ vài ngày sau, chủ quán sách hỏi ông còn những sách loại đó không, vì rất nhiều người muốn mua.

Thế là ngoài việc được hưởng 30% hoa hồng, ông còn bán được rất chạy những sách mà mình đặt về. Từ đó, ông nảy ra ý định mua sách báo mua nước ngoài về bán, lúc đầu ông chỉ mua chừng chục cuốn, nhưng sau đó, ông tăng số lượng lên có những loại cả ngàn cuốn.

Nhờ niềm ham mê sách, cùng sự nhạy bén, chăm chỉ trong công việc. Năm 1952, ông đã đủ vốn mở một hiệu sách nhỏ tại số 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi )...đặt tên là nhà sách Khai Trí.

Nhà sách Khai Trí là một nhà sách khá đặc biệt thời bấy giờ, nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn. Giống như mô hình sách hiện đại, khách hàng có thể vào tham quan và chọn mua sách theo ý muốn. Cũng có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ mà không phải mua.

khai-tri0.jpeg

Nhân viên trong nhà sách Khai Trí ngày ấy đã được mặc đồng phục, luôn vui vẻ, ân cần, trông nom sách chu đáo, nâng niu. Chính vì những cải cách mới mẻ, nhà sách rất được lòng người mua, nên bán đắt hàng, mở rộng thành cơ sở lớn có tiếng tại Sài Gòn.

Nhà sách Khai Trí còn chủ trương cùng với nhà văn Nhật Tiến xuất bản Tuần báo Thiếu nhi. Khai Trí cũng hỗ trợ một số cơ quan truyền thông khác như tờ báo Sống do Chu Tử chủ nhiệm. Nhà sách Khai Trí còn bảo trợ cho Tập san Sử Địa, một tập san nghiên cứu uy tín do giáo sư Nguyễn Nhã điều hành.

Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoản 15 cuốn sách :
- Thơ tình VN và thế giới chọn lọc .
- Quê em mến yêu .
- Làm con nên nhớ .
- Chánh tả cho người miền nam .
- Huế mến yêu .
- Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam

                                             (Nguồn: Phạm Bích Nga - Sài Gòn kỷ niệm)

Bài liên quan
  • Vũ điệu Hồng Hạc, những điều chưa biết
    Giống như con người, chim Hồng hạc có tính xã hội cao, cẩn thận chọn bạn chơi và có né tránh một số cá thể nhất định. Hành động này nhằm mục đích ngăn chặn những cuộc "cãi vã", giảm căng thẳng...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Nhà sách Khai Trí, nơi lưu dấu kỷ niệm Sài Gòn xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO