Những tín hiệu lạc quan về tăng trưởng dịch vụ cảng biển

Quang Anh|22/02/2019 10:55

(VLR) Theo số liệu báo cáo từ Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), năm 2018 sản lượng thông qua các cảng container nước sâu tại khu vực Cái Mép – Thị Vải đạt được mức tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và cao hơn mức tăng 6% của cả nước.

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép tiếp tục giữ vững vị thế Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép tiếp tục giữ vững vị thế Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam

Trong đó, Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép tiếp tục giữ vững vị thế Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam liên tục 08 năm liền kể từ khi đi vào hoạt động bằng việc cán mốc 1.639.290 TEU sản lượng thông qua trong năm 2018, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 55% thị phần khu vực Cái Mép – Thị Vải; tiếp tục là cảng lớn thứ 02 tại Việt Nam - chỉ sau Cảng Tân Cảng – Cát Lái tại TP. HCM. Đây cũng là năm đầu tiên, sản lượng thông qua Cảng vượt mức 1.5 triệu TEU – đánh dấu cột mốc lịch sử sau 8 năm đi vào hoạt động của cảng TCIT nói riêng và của ngành cảng biển Việt Nam nói chung.

Đại diện Cảng TCIT, Ông Trần Khánh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng thành viên cho biết “Năm 2019 sẽ là một năm tiếp tục phát triển và khởi sắc của các cảng container tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Riêng cảng TCIT năm 2019 sẽ tiếp tục khai thác 10 tuyến dịch vụ hàng tuần trong đó có 07 tuyến đến khu vực Bắc Mỹ, 01 tuyến đến châu Âu và 02 tuyến Nội Á do 03 liên minh hãng tàu lớn nhất thế giới triển khai tại Cảng bao gồm liên minh THE, OCEAN và 2M+ HMM. Trong đó có 3 tuyến dịch vụ có sức chở lên tới 14.000 TEU. Đặc biệt ngày 29/01/2019 và ngày 17/02/2019, TCIT đã tiếp nhận thành công 02 chuyến tàu mang tên COSCO ITALY và COSCO SPAIN có trọng tải lên đến 157.000 DWT do hãng tàu COSCO khai thác trên tuyến dịch cụ CPNW kết nối giữa Việt Nam và Canada. Thêm vào đó, ngày 13/02/2019 Cảng vừa thiết lập kỷ lục xếp dỡ mới trong ngành khai thác cảng Việt Nam với năng suất xếp dỡ 207,36 container/giờ khi làm hàng cho tàu EXPRESS BERLIN thuộc tuyến dịch vụ FE5 (tuyến dịch vụ kết nối Việt Nam - Châu Âu), do hãng tàu Yang Ming và liên minh THE khai thác, vượt qua kỷ lục trước đó là 197.71 container/giờ khi giải phóng tàu MOL ADVANTAGE được thiết lập vào tháng 04 năm 2013.Đây là những dấu mốc hết sức quan trọng chứng minh năng lực, vị thế của Cảng TCIT cũng như ngành Cảng biển Việt Nam trên bản đồ cảng biển Thế giới”.

Trong năm 2019, để tiếp tục nâng cao năng lực tiếp nhận tàu cỡ lớn, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Cảng TCIT đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại bao gồm 01 cẩu bờ lớn nhất Việt Nam có tầm với 24 hàng nâng số cẩu bờ lên 10 chiếc , thêm 02 cẩu bãi nâng số lượng cẩu lên 22 chiếc, đầu tư thêm 10 xe đầu kéo và 02 xe nâng cùng nhiều trang thiết bị khác. Đồng thời, TCIT đã và đang tiến hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc nâng cao năng suất xếp dỡ, giải đáp các khó khăn thắc mắc của khách hàng 24/7, đơn giản hoá thủ tục thông quan, đẩy mạnh công tác vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy từ TCIT về Tp.HCM với chính sách hỗ trợ tối đa khách hàng về chi phí. Ngoài ra, TCIT cũng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng giao nhận trực tiếp tại cảng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành thúc đẩy thông quan qua cơ chế một cửa Quốc gia. Trong thời gian tới, TCIT sẽ triển khai chương trình E-port và EDO nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các khách hàng tới giao nhận trực tiếp tại cảng và phát triển mô hình cảng thông minh; tiếp tục khẳng định vị thế Cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam trở thành cảng cửa ngõ quốc tế và trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Những tín hiệu lạc quan về tăng trưởng dịch vụ cảng biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO