Phát triển vận tải thủy nội địa theo hướng logistics xanh

Quang Anh|17/12/2019 16:29

(VLR) Sáng ngày 17/12, tại TP. HCM, Bộ Giao thông vận tải cùng với Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội đã tổ chức thành công Hội thảo Phát triển vận tải thủy nội địa theo hướng logistics xanh.

ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải phát biểu khai mạc tại Hội thảo

ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Hội thảo là hoạt động tiếp nối phát triển, thực hiện theo Biên bản thỏa thuận đã ký ngày 6/2/2018 giữa Nhóm các cơ quan quản lý và đối tác vận tải thủy Việt Nam và Nhóm các Đối tác PIB VINWAP Hà Lan về hợp tác trong lĩnh vực đường thủy nội địa, hàng hải và phát triển cảng giai đoạn 2018-2021.

Thuật ngữ "logistics xanh" được định nghĩa là sự tích hợp các phương pháp đổi mới và thân thiện với môi trường vào quy trình cung ứng. Mục đích cơ bản của việc thực hiện logistics xanh là phát triển, duy trì môi trường không khí sạch với hiệu quả tích cực của việc cân bằng cách sử dụng năng lượng.

Theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải, Giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực quan trọng, đóng góp không ít trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Để có thể thúc đẩy phát triển tăng trưởng xanh, bền vững, phát triển vận tải thủy nội địa thì mục tiêu phải thực hiện là phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông vận tải thủy, giảm thiểu triệt để phát thải thông qua việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và phù hợp".

Hiện nay, trong hệ thống khung pháp lý về tăng trưởng xanh trong hoạt động giao thông vận tải, chính phủ Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những chính sách, văn bản cụ thể phải kể đến như: Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016 - 2020.

ThS. Trần Anh Tuấn, Đại học Hàng hải Việt Nam chia sẻ về Chiến lược phát triển vận tải thủy nội địa Việt Nam hướng tới logistics xanh

ThS. Trần Anh Tuấn, Đại học Hàng hải Việt Nam chia sẻ về Chiến lược phát triển vận tải thủy nội địa Việt Nam hướng tới logistics xanh

ThS. Trần Anh Tuấn, Đại học Hàng hải Việt Nam cho biết, theo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016 - 2020 của lĩnh vực vận tải thủy, việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo hướng nâng cao tính chống chịu biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường luôn được đề cao. Bên cạnh đó, là việc sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm và hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Ông A.F. van Ahee, Đại diện cho STC Nestra Hà Lan thuộc tập đoàn STC chia sẻ tại hội thảo

Ông A.F. van Ahee, Đại diện cho STC Nestra Hà Lan thuộc tập đoàn STC chia sẻ tại hội thảo

Việc đầu tư phát triển các phương thức vận tải ít gây ô nhiễm môi trường sẽ góp phần thúc đẩy logistics xanh một cách hiệu quả. Vận tải thủy nội địa bao gồm vận tải đường sông và vận tải ven biển được coi là phương thức vận tải sạch do sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch, thải ít khí nhà kính và an toàn hơn so với các phương thức vận tải khác. Chiến lược xây dựng chuỗi cung ứng xanh bền vững phụ thuộc phần lớn vào yếu tố áp dụng công nghệ ông A.F. van Ahee, Đại diện cho STC Nestra Hà Lan thuộc tập đoàn STC cho biết.

Về định hướng phát triển logistics xanh trong phát triển vận tải thủy, cần có sự đầu tư hạ tầng hợp lý. Trong số tất cả các tuyến hành lang vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam, đầu tư nâng cấp tuyến Hành lang 1 ĐBSCL nối Vĩnh Long với TP. HCM sẽ đem lại mức lợi suất kinh tế trên kinh phí đầu tư nâng cao năng lực nhất, ước tính ở mức 16%, giảm các tác động môi trường ngoại lai. Nâng cấp tuyến hàng lang này nên được xem là một ưu tiên trong đầu tư phát triển. Ngoài ra, tuyến Hành lang 1 ĐBSH ở miền Bắc, nối liền Quảng Ninh với Việt Trì cũng là một phương án hiệu quả về kinh tế, ThS. Trần Anh Tuấn chia sẻ tại hội thảo.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Phát triển vận tải thủy nội địa theo hướng logistics xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO