Thủ tướng: E-Cabinet là khởi đầu của Chính phủ số

VnEconomy|25/06/2019 08:48

(VLR) "Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet ngày hôm nay", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại lễ khai trương hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), sáng 24/6.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ đầu tiên qua hệ thống e-Cabinet

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ đầu tiên qua hệ thống e-Cabinet

Theo Thủ tướng, mục tiêu của e-Cabinet là giúp chuyển phương thức làm việc từ văn bản giấy sang môi trường điện tử, sử dụng văn bản điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, giảm thời gian, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong việc xử lý công việc của mình.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử, bao gồm học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước, vận động hệ thống các công ty công nghệ, các cơ quan có liên quan vào việc giúp cho Chính phủ xây dựng Chính phủ điện tử.

"Không phải chúng ta đã hoàn thiện mà đây chỉ là bước thí điểm ban đầu quan trọng", Thủ tướng nói và cho rằng e-Cabinet là một phương thức làm việc mới, tuy nhiên trên thế giới ở rất nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống này từ lâu và rất thành công trong xây dựng Chính phủ điện tử. Chúng ta phải rút ra kinh nghiệm thành công và không thành công từ các chính phủ để làm tốt hơn việc sử dụng hệ thống e-Cabinet tại Việt Nam.

Theo Thủ tướng, việc chuyển sang một phương thức làm việc mới thì bao giờ cũng có nhiều điểm bỡ ngỡ, có khi còn e ngại và thấy khó khăn, những gì chúng ta đã làm quen bấy lâu rồi giờ thay đổi sẽ mất thời gian để làm quen và cần phải cập nhật, đào tạo lại. Tuy nhiên, chúng ta phải quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử bởi đó là xu thế tất yếu, không ngoại trừ quốc gia nào. Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet ngày hôm nay khai trương.

Lợi ích của e-Cabinet không chỉ dừng lại ở tiết kiệm thời gian họp hành mà là yêu cầu nội dung công việc phải được chuẩn bị tốt hơn cả về chất lượng và thời hạn để các thành viên tham dự có thể nghiên cứu trước và cho ý kiến.

"Tôi muốn nói tới công tác chuẩn bị trước đó để sử dụng e-Cabinet phải chặt chẽ hơn, tốt hơn. Vì thường chúng ta đều biết Chính phủ quyết định những vấn đề quan trọng đặc biệt là việc xây dựng thể chế pháp luật phục vụ cho phát triển", Thủ tướng nói.

Để e-Cabinet hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, Thủ tướng cho rằng cần có khung cơ sở pháp lý. Theo đó vấn đề chính là quy định về chia sẻ dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, xác thực điện tử, chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính của Chính phủ, của Nhà nước. Đồng thời củng cố hạ tầng thông tin, bảo đảm sự thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chống tin tặc, an ninh mạng và các hình thức phá hoại về thông tin.

Việc phát triển hệ thống phần mềm phải phù hợp với nội dung hoạt động, điều kiện, đặc điểm của Chính phủ Việt Nam, cần có e-Cabinet mang bản sắc Việt Nam. Không áp dụng máy móc mô hình của nước ngoài. Ví dụ, biểu quyết qua e-Cabinet có thể vắng mặt nhưng "chúng ta không khuyến khích sự vắng mặt".

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ cần quán triệt tinh thần tiên phong, quyết liệt nhập cuộc, đổi mới mạnh mẽ, nắm vững các thao tác để sử dụng thành thạo hệ thống này. Việc vận hành tích cực, có hiệu quả hệ thống này sẽ giúp cho Chính phủ sớm đạt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian các phiên họp Chính phủ, đồng thời giảm tối đa sử dụng văn bản giấy trong các phiên họp Chính phủ.

Theo Thủ tướng, mục tiêu của e-Cabinet là giúp chuyển phương thức làm việc từ văn bản giấy sang môi trường điện tử, sử dụng văn bản điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, giảm thời gian, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong việc xử lý công việc của mình.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử, bao gồm học hỏi, nghiên cứu kinh nghiệm thành công và không thành công của các nước, vận động hệ thống các công ty công nghệ, các cơ quan có liên quan vào việc giúp cho Chính phủ xây dựng Chính phủ điện tử.

"Không phải chúng ta đã hoàn thiện mà đây chỉ là bước thí điểm ban đầu quan trọng", Thủ tướng nói và cho rằng e-Cabinet là một phương thức làm việc mới, tuy nhiên trên thế giới ở rất nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống này từ lâu và rất thành công trong xây dựng Chính phủ điện tử. Chúng ta phải rút ra kinh nghiệm thành công và không thành công từ các chính phủ để làm tốt hơn việc sử dụng hệ thống e-Cabinet tại Việt Nam.

Theo Thủ tướng, việc chuyển sang một phương thức làm việc mới thì bao giờ cũng có nhiều điểm bỡ ngỡ, có khi còn e ngại và thấy khó khăn, những gì chúng ta đã làm quen bấy lâu rồi giờ thay đổi sẽ mất thời gian để làm quen và cần phải cập nhật, đào tạo lại. Tuy nhiên, chúng ta phải quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử bởi đó là xu thế tất yếu, không ngoại trừ quốc gia nào. Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet ngày hôm nay khai trương.

Lợi ích của e-Cabinet không chỉ dừng lại ở tiết kiệm thời gian họp hành mà là yêu cầu nội dung công việc phải được chuẩn bị tốt hơn cả về chất lượng và thời hạn để các thành viên tham dự có thể nghiên cứu trước và cho ý kiến.

"Tôi muốn nói tới công tác chuẩn bị trước đó để sử dụng e-Cabinet phải chặt chẽ hơn, tốt hơn. Vì thường chúng ta đều biết Chính phủ quyết định những vấn đề quan trọng đặc biệt là việc xây dựng thể chế pháp luật phục vụ cho phát triển", Thủ tướng nói.

Để e-Cabinet hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, Thủ tướng cho rằng cần có khung cơ sở pháp lý. Theo đó vấn đề chính là quy định về chia sẻ dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, xác thực điện tử, chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính của Chính phủ, của Nhà nước. Đồng thời củng cố hạ tầng thông tin, bảo đảm sự thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chống tin tặc, an ninh mạng và các hình thức phá hoại về thông tin.

Việc phát triển hệ thống phần mềm phải phù hợp với nội dung hoạt động, điều kiện, đặc điểm của Chính phủ Việt Nam, cần có e-Cabinet mang bản sắc Việt Nam. Không áp dụng máy móc mô hình của nước ngoài. Ví dụ, biểu quyết qua e-Cabinet có thể vắng mặt nhưng "chúng ta không khuyến khích sự vắng mặt".

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ cần quán triệt tinh thần tiên phong, quyết liệt nhập cuộc, đổi mới mạnh mẽ, nắm vững các thao tác để sử dụng thành thạo hệ thống này. Việc vận hành tích cực, có hiệu quả hệ thống này sẽ giúp cho Chính phủ sớm đạt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian các phiên họp Chính phủ, đồng thời giảm tối đa sử dụng văn bản giấy trong các phiên họp Chính phủ.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: E-Cabinet là khởi đầu của Chính phủ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO