Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế bay đến Việt Nam và dự báo

Võ Thị Phương Thủy (tổng hợp)|08/01/2023 14:13

Ngay khi Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế tần suất khai thác chuyến bay quốc tế, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ làm việc với các hãng bay để triển khai kế hoạch sớm nhất.

che.jpg
Trung Quốc bỏ tất cả hạn chế chuyến bay với Việt Nam. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Theo tờ báo điện tử VnExpress, ngày 7/1, bà Lê Thị Hồng Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhà ga quốc tế Cam Ranh cho biết từ 18 đến ngày 26/1 (tức 27 đến mùng 5 Tết), dự kiến có 8 chuyến bay đến và đi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung bình mỗi chuyến sẽ có khoảng 150-180 khách. Trước đó vào 11/1, Vietjet Air tổ chức chuyến bay charter từ Trung Quốc đến Cam Ranh.

Để đảm bảo đảm bảo an toàn trong phòng chống Covid-19, Cảng hàng không Cam Ranh cùng các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc phân luồng đảm bảo vị trí thông thoáng và không gây ứ đọng tại khu vực kiểm dịch, tạo điều kiện thuận lợi để 100% hành khách được kiểm tra.

Trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 sẽ được cách ly tạm thời, báo với Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các đơn vị liên quan để có thể chăm sóc sức khỏe cho người bị nhiễm. Khách đi cùng vẫn được nhập cảnh bình thường nếu không có triệu chứng Covid-19.

Trong 7 ngày nghỉ Tết, dự kiến có trung bình 37 chuyến bay quốc tế đi và đến tại Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh. Hiện mỗi ngày có 28 chuyến và sau 10/1 có thể tăng lên 32. "Số chuyến bay tùy thuộc vào nhu cầu đi lại của hành khách, chủ yếu từ Trung Quốc.

Khánh Hòa là một trong những địa phương được thí điểm đón khách quốc tế ngay từ khi Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Do đó, tỉnh và các doanh nghiệp du lịch đã có kinh nghiệm và chủ động trong công tác phòng chống dịch. Đối với dòng khách quốc tế đến với Khánh Hòa trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu cũng như giữ chân khách.

Khánh Hòa là địa phương đón nhiều khách Trung Quốc nhất cả nước. Năm 2019, tỉnh có 3,5 triệu khách quốc tế lưu trú, trong đó Trung Quốc chiếm 70%, còn lại là Nga và các nước khác.

Theo tờ báo điện tử Zing, Cục Hàng không Việt Nam vừa nhận được thư của Cục Hàng không Trung Quốc (CAAC) thông báo việc dỡ bỏ hạn chế với chuyến bay quốc tế thường lệ đến Trung Quốc. Việc dỡ bỏ các quy định kiểm dịch cũng được áp dụng từ 8/1.

Đây là tín hiệu tích cực không chỉ với các hãng đã có thâm niên bay Trung Quốc như Vietnam Airlines và Vietjet, mà cả Bamboo Airways - hãng hàng không lỡ hẹn với thị trường này trong 3 năm qua vì dịch bệnh.

Theo Cục Hàng không Việt Nam giai đoạn đầu khôi phục đường bay tới Trung Quốc, việc duy trì tần suất bay như trước dịch để giữ được slot (suất bay) lịch sử là bài toán khó đối với các hãng hàng không Việt Nam.

Trước mắt các hãng hàng không Việt Nam là "giai đoạn nhạy cảm" khi những slot bay lịch sử với Trung Quốc đã được khôi phục hoàn toàn, nhưng thị trường dự kiến phải phục hồi từng bước.

Với thị trường Trung Quốc, đến nay rất khó đánh giá tốc độ phục hồi, nhưng nói thị trường sẽ phục hồi được 100% ngay khi mở cửa vào cuối tháng 3 thì chắc chắn không thể. Do đó, các hãng cũng rất khó phục hồi tần suất bay như giai đoạn 2019 ngay khi mở cửa.

huy-7327-3515-1673002888.jpg
Từ ngày 8/1 các hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay thường lệ đến Trung Quốc như trước đại dịch Covid-19.

Theo kế hoạch, Vietnam Airlines tiếp tục khai thác chặng Hà Nội - Nam Kinh/ Thượng Hải; TP.HCM - Thâm Quyến/ Hàng Châu/ Thượng Hải/ Tứ xuyên/ Quảng Châu với 6 chuyến mỗi tuần. Từ tháng 3, hãng sẽ tăng dần tần suất khai thác đến Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, ưu tiên đường bay thường lệ.

Pacific Airlines (thành viên của Vietnam Airlines Group) hiện khai thác các đường bay Hà Nội - Hàng Châu/ Nam Ninh với tần suất 2 chuyến/tuần. Hãng có kế hoạch khai thác thêm đến Quảng Châu và Phúc Châu từ mùa hè 2023.

Hãng hàng không Vietjet cũng đang khai thác đường bay TP.HCM - Thâm Quyến/ Hàng Châu/ Thượng Hải/ Tứ Xuyên/ Vũ Hán với tổng 6 chuyến/ tuần. Từ 23/1, Vietjet sẽ khai thác thêm đường bay Cam Ranh - Tràng Sa/ Thành Đô/ Hạ Phì. Đến cuối tháng 3, Vietjet dự kiến khai thác 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay đã có slot.

Trong khi Vietnam Airlines và VietJet phải tìm giải pháp để giữ slot lịch sử, "tân binh" lần đầu tiếp cận thị trường Trung Quốc như Bamboo Airways và Vietravel Airlines đặt mục tiêu thiết lập slot mới tại thị trường này.

Theo Chủ tịch Bamboo Airways, cho biết hãng đang khai thác đường bay Hà Nội - Thiên Tân với tần suất một chuyến bay/ tuần. Vị này đặt kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ chiếm 30% khối lượng vận chuyển hàng không của hãng.

Thị trường Trung Quốc được đánh giá "dư địa" còn rất lớn và Bamboo Airways tự tin xin được thêm slot bay. Tuy nhiên, Hãng đang gặp khó khăn do đội máy bay đã chạm ngưỡng 30 chiếc. Để có thêm máy bay khai thác thị trường Trung Quốc, hãng phải xin nhà chức trách hàng không cho tăng quy mô đội bay.

Trong báo cáo vừa gửi Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá giai đoạn đầu khôi phục hoàn toàn đường bay tới Trung Quốc, việc duy trì tần suất bay như trước dịch (đặc biệt với các điểm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu) để giữ được slot lịch sử cho mùa hè 2024 sẽ là bài toán khó đối với hãng bay Việt Nam.

Thông lệ của ngành hàng không yêu cầu các hãng bay phải duy trì tần suất tối thiểu 80% so với lượng slot được cấp tại một sân bay để đảm bảo giữ slot lịch sử cho năm sau. Nếu khai thác ít hơn, lượng slot dư thừa (lịch sử) có nguy cơ bị thu hồi.

Ở những sân bay đông đúc tại Trung Quốc, việc xin slot mới rất khó khăn và giữ được slot lịch sử là nhiệm vụ quan trọng của các hãng. Slot dư thừa sẽ nhanh chóng bị thu hồi để tái phân phối cho các hãng bay khác.

Trong thông báo gửi Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc cho biết việc sử dụng slot để duy trì slot lịch sử sẽ dựa trên cơ sở có đi có lại (đối đẳng), nhưng cơ quan này không nêu nguyên tắc cụ thể.

Do đó, các hãng bay đã kiến nghị Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục làm việc với Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc để có chính sách nới lỏng quy định về sử dụng slot cho lịch bay mùa hè 2023, trên cơ sở có đi có lại, áp dụng cho hãng hàng không cả hai nước.

Bên cạnh vấn đề bảo vệ slot bay, các hãng hàng không cũng đánh giá chính sách visa du lịch của 2 nước rất quan trọng trong việc tăng trưởng sản lượng khách. Hãng bay đã kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến với các bộ, ngành liên quan để điều chỉnh chính sách visa phù hợp cho khách du lịch Trung Quốc.

11-anh-anhien-xuat-khau-nong-san-2116.jpg
Hàng Việt tăng tốc xuất khẩu khi Trung Quốc mở cửa

* Sau khi Trung Quốc mở cửa lại, các nước sẽ xuất khẩu ồ ạt sang thị trường này. Vì vậy có thể Trung Quốc sẽ kiểm tra chặt về mặt an toàn thực phẩm, nâng cao những tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, trước mắt là lệnh 248, 249 của họ được áp dụng từ năm 2021. Họ sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn về các điều kiện để các nhà máy, các sản phẩm được phép xuất khẩu sang thị trường này. Đây là thách thức mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần hết sức chú ý để giảm thiểu rủi ro.

* Năm 2022, nhiều loại trái cây, nông sản của Việt Nam đã được ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc như sầu riêng, khoai lang, chanh dây, chuối… Khi  Trung Quốc mở cửa, nhu cầu của người dân nước họ tăng mạnh hơn sẽ càng tạo điều kiện cho việc xuất khẩu các mặt hàng này. Theo dự báo với những thuận lợi như trên, năm 2023 xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể cán mốc 4 tỉ USD

Bài liên quan
  • Ngành Logistics Trung Quốc có gì đặc biệt?
    Theo số liệu của Liên đoàn Logistics và Mua hàng Trung Quốc, ngành logistics đã lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 9/2022, khi nhu cầu thị trường phục hồi và hoạt động kinh doanh khởi sắc trở lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế bay đến Việt Nam và dự báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO