Vận đơn thời COVID-19.

Nguyễn Tương, Ngô Khắc Lễ|09/05/2020 23:12

(VLR) Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp bạn và đất nước bạn đã sẵn sàng áp dụng vận đơn điện tử (Electronic bill of lading) chưa? Câu hỏi này càng trở nên thời sự hơn trong lúc này khi xem xét tác động của COVID-19 đối với ngành dịch vụ hàng hải và giao nhận.

Vận đơn điện tử là loại vận đơn không dùng giấy, được phát hành theo dạng điện tử và không in bản giấy (bản cứng) để cấp cho khách hàng. Khi sử dụng vận đơn điện tử phát hành trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) hoặc Bolero thì vận đơn điện tử được cho là đã hoàn thành các chức năng như một vận đơn truyền thống bằng giấy. Nhiều người tin rằng vận đơn điện tử sẽ làm thay đổi đáng kể ngành vận tải biển với các giao dịch nhanh, hiệu quả hơn, giảm chi phí và rủi ro, an toàn hơn.

Tuy vậy, người ta quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn, an ninh và khả năng chấp nhận liên quan tới việc truyền và nhận vận đơn điện tử. Trong một số trường hợp, còn cần phải kiểm tra xem người vận chuyển và các bên liên quan đã sẵn sàng chấp nhận vận đơn điện tử hay chưa.

Hiện tại, chúng ta đang ở trong tình thế chưa từng có trong lịch sử khi COVID-19 lan truyền khắp thế giới, ảnh hưởng tới tất cả các nước trên toàn cầu. Đây là lúc mà hầu hết các hãng vận chuyển và khách hàng ước rằng giá mà mình đã áp dụng vận đơn điện tử từ trước.

Tại sao lại như vậy?

Vận đơn là một trong những chứng từ thương mại quan trọng nhất trong toàn bộ dây chuyền vận chuyển và giao nhận, thực hiện 3

Vận đơn là một trong những chứng từ thương mại quan trọng nhất trong toàn bộ dây chuyền vận chuyển và giao nhận, thực hiện 3 chức năng: Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển; Giấy biên nhận hàng hóa; Chứng từ sở hữu hàng hóa.

chức năng: Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển; Giấy biên nhận hàng hóa; Chứng từ sở hữu hàng hóa.

Theo truyền thống (và ngay cả hiện tại), vận đơn, đặc biệt là vận đơn có thể chuyển nhượng được phát hành bản giấy thường có 3 bản gốc và do người vận chuyển ký, đóng dấu. Vận đơn này sau đó được gửi qua đường bưu điện cho người nhận hàng tại cảng đích để nhận hàng. Tùy thuộc vào loại đơn mà có một số điều chỉnh nhằm xác định ai sẽ ký hậu vận đơn thì phù hợp với việc nhận hàng.

Với việc phong tỏa do dịch COVID-19 của nhiều nước trên thế giới nên đã có một số hạn chế đối với khách hàng xuất khẩu trong việc nhận vận đơn gốc sau khi hàng đã được bốc lên tàu. Tương tự như vậy đối với hàng đã hoặc đang trên đường đến cảng dỡ hàng trong thời gian bị phong tỏa, người nhập khẩu có thể không nhận được vận đơn gốc kịp thời hoăc thậm chí là vận đơn gốc bị thất lạc trong thời gian bị phong tỏa này.

Hậu quả là gì?

Vận đơn gốc không nhận được đúng hạn hoặc không thể nộp cho người vận chuyển do bị phong tỏa; hãng tàu không thể giao hàng khi không có vận đơn gốc; container bị lưu tại cảng biển, kho (depot) hoặc bến container chờ làm thủ tục nhập khẩu và/hoặc chuyển tiếp bởi người nhập khẩu; cảng biển và depot quá tải; container bị phạt tiền lưu kho bãi và tiền lưu giữ container quá hạn; chậm trễ trong việc nhận hàng; tranh chấp giữa người xuất khẩu và nhập khẩu về việc ai phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này.

Giải pháp thế nào?

Nhiều hãng vận chuyển đã xúc tiến việc sử dụng vận đơn điện tử - đây là giải pháp hoàn hảo cho tình hình hiện tại khi mà chúng ta đang phải đương đầu với COVID-19.

Dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong thời gian tới, nhưng hy vọng những hạn chế của vận đơn truyền thống trong thời gian qua sẽ khuyến khích mọi người nghĩ về vận đơn điện tử một cách nghiêm túc hơn.

CMA CGM - hãng vận tải container lớn thứ 4 thế giới - gần đây đã công bố tính khả thi của vận đơn điện tử trên nền tảng kỹ thuật số. Theo CMA CGM, vận đơn không dùng bản giấy cũng có đầy đủ chức năng tương tự như một vận đơn giấy truyền thống. Vận đơn điện tử có khả năng được giao dịch thông qua kỹ thuật số, an toàn và bảo mật khá giống như cách xử lý vận đơn giấy ngoại trừ việc không cần gửi và nhận tài liệu theo cách thông thường là qua đường bưu điện.

Tuy vậy, các hãng vận chuyển phải xem xét trách nhiệm của họ về việc phát hành vận đơn điện tử bởi vì nếu có bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào xảy ra đối với hàng hóa được vận chuyển theo hệ thống giao dịch điện tử (không cần bản giấy) không được chấp thuận bởi tổ chức bảo hiểm P&I quốc tế thì các thành viên sẽ không được bồi thường. Điều quan trọng là các hãng tàu phải nhận thức được điều này đối với trách nhiệm pháp lý và bảo hiểm của họ trong khi cũng cần nhớ rằng giống như bất kỳ hình thức bảo hiểm nào khác, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của họ chỉ có thể được kiểm chứng khi có yêu cầu bồi thường.

Kết luận

Chuyển đổi hoàn toàn sang vận đơn điện tử (không cần dùng bản giấy) có thể không dễ dàng do một số yếu tố cần được xem xét. Không chỉ từ góc độ bảo hiểm, các công ty vận chuyển và khách hàng cũng cần kiểm tra xem tất cả các đối tác khác có liên quan đến giao dịch vận đơn như ngân hàng, phòng thương mại, công ty bảo hiểm hàng hóa,… có chấp nhận vận đơn điện tử hay không. Trong xu thế thương mại toàn cầu hiện nay, nhiều quốc gia đã có luật cho phép giao dịch và ký kết hợp đồng điện tử. Tuy vậy, tình trạng pháp lý của vận đơn điện tử có vẻ còn chưa rõ ràng đối với nhiều nước. Dịch COVID-19 sẽ bị dập tắt trong thời gian tới, nhưng hy vọng những hạn chế của vận đơn truyền thống trong thời COVID-19 sẽ khuyến khích mọi người nghĩ về vận đơn điện tử một cách nghiêm túc hơn. Ngoài ra, một khi luật mẫu của UNCITRAL được thông qua, luật này sẽ giúp ngành dịch vụ có cái nhìn rõ ràng về quyền và trách nhiệm của những người muốn sử dụng vận đơn điện tử.

(Biên dịch từ Shipping and Freight Resource)


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Vận đơn thời COVID-19.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO