Xu thế phát triển bất động sản xanh

Anh Tuấn|19/12/2022 12:55

Tai Hội nghị bất động sản Việt Nam - VRES 2022 vừa mới tổ chức, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, thị trường bất động sản sẽ phát triển lành mạnh hơn, thực chất hơn và bất động sản xanh sẽ là xu thế.

Kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực

Theo nhận định của ông Cấn Văn Lưc, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, nhưng vẫn tăng trưởng gần bằng mức trước dịch (2,2 – 3% đã tính đến tác động chiến sự Nga – Ukraina), dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn năm 2021. Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh, các động lực tăng trưởng phục hồi mạnh hơn, về công nghiệp chế biến – chế tạo và dịch vụ phục hồi mạnh mẽ (du lịch nội địa phục hồi nhanh), còn về xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng phục hồi khá hơn.

ha-ong-can-van-luc-vlr-19122022.png
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính- tiền tệ Quốc gia tại VRES 2022. - Ảnh: batdongsan.com.vn

Ông cho biết, lạm phát cơ bản được kiểm soát; tỷ giá, lãi suất tăng nhưng trong tiên lượng và tầm kiểm soát. Việt Nam thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 2022 – 2023; đầu tư công, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đẩy mạnh. Ngoài ra, việc cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy và RCEP đã có hiệu lực.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử
Còn về dự báo thị trường bất động sản năm 2023, ông cho rằng bài toán trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là một thách thức cần giải quyết; doanh nghiệp sẽ tái cấu trúc và phục hồi dần: nguồn cung, pháp lý dần dần được tháo gỡ; bất động sản đất nền, khu công nghiệp, nhà ở tiếp tục điều chỉnh và khả quan; thị trường lành mạnh hơn, thực chất và bền vững hơn.

Hướng phát triển của doanh nghiệp bất động sản

Theo ông Lực chia sẻ tại VRES 2022, các doanh nghiệp bất động sản cần cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá. Ngoài ra, cần phải chủ động tìm hiểu, tiếp cận chương trình phục hồi ( nhà là các chương trình nhà xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ …), cần đưa ra phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn 2023 – 2024. Doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi số, đón đầu xu hướng.

vlr-bat-dong-san-xanh-19122022.png
Căn hộ xanh Diamond Lotus Riverside  tại đường Lê Quang Kim, Quận 8, TP.HCM. - Ảnh:phuckhang.vn

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV góp ý thêm, doanh nghiệp bất động sản cần đa dạng hóa nguồn vốn (tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, REIT…), cần phải thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro (nhất là rủi ro pháp lý và tài chính). Các doanh nghiệp cần phát triển theo hướng phục hồi xanh, tăng trưởng xanh bởi bất động sản xanh là xu thế.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng tại sự kiện Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2022, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng trong những năm qua trung bình đạt khoảng 9%/năm, tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%, kéo theo áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong xây dựng. Về phát triển công trình Xanh, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng trên 233 công trình với tổng diện tích khoảng 6 triệu m2 sàn xây dựng - con số còn rất khiêm tốn so với số lượng công trình xây dựng và đưa vào hoạt động trong thập kỷ qua.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
Xu thế phát triển bất động sản xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO