5G trụ cột mới thay đổi thế giới

Thụy Hậu|15/05/2019 09:24

(VLR) 5G (thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. 5G áp dụng rộng rãi vào các ngành công nghiệp và hỗ trợ tận dụng AI, IoT và thực tế ảo AR/VR. Hầu hết các quốc gia sẽ có quyền truy cập vào mạng 5G năm 2020.

Mạng 5G cung cấp một nền tảng đủ mạnh để kết nối số lượng không giới hạn các thiết bị với nhau cho việc giao tiếp hàng ngày. Mạng 5G có những khả năng ưu việt như: hỗ trợ một triệu thiết bị kết nối trên mỗi km2, truyền gói dữ liệu với tốc độ chỉ trễ hơn 1/1.000 giây và cung cấp tốc độ tải dữ liệu cao nhất lên tới 20 gigabit mỗi giây.

LĨNH VỰC ÁP DỤNG

5G áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội.

Quản lý chuỗi cung ứng

Cài đặt cảm biến IoT hỗ trợ 5G trên các sản phẩm có thể dễ dàng tạo ra một lượng lớn dữ liệu. Dữ liệu có thể bao gồm vị trí, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và các thông tin quan trọng khác để quản lý sản phẩm đúng cách trong chuỗi cung ứng. Công nghệ 5G giúp quản lý chuỗi cung ứng thông minh hơn, tiềm năng tăng sản lượng, quy trình hậu cần hợp lý và giảm chi phí.

Giao thông vận tải

Công nghệ 5G có thể giúp tăng khả năng hiển thị và kiểm soát các hệ thống giao thông, từ xe buýt công cộng đến đội tàu hậu cần tư nhân. 5G cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc từ xe đến cơ sở hạ tầng (V2I). Truyền thông V2I kết nối các phương tiện với cơ sở hạ tầng như đèn giao thông, trạm dừng xe buýt và thậm chí là chính con đường. Điều này có thể cải thiện lưu lượng giao thông, giảm các yếu tố nguy hiểm bên ngoài, tăng thời gian phản ứng của xe và làm cho giao thông công cộng hiểu quả hơn.

Sản xuất

Công nghệ 5G có thể giúp các hoạt động sản xuất trong ngành sản xuất trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn đồng thời tăng cường an toàn. Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất tăng cường các nhà máy thông minh của thành phố, thúc đẩy tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tế mở rộng và IoT.

Vệ tinh

Chương trình Vệ tinh cho 5G (S45G) của ESA nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích giá trị gia tăng bằng cách phát triển và trình diễn các dịch vụ 5G trên mặt đất và vệ tinh tích hợp trên nhiều thị trường. Cơ quan này hỗ trợ các phát triển chuỗi công nghệ và chuỗi cung ứng cần thiết để kết hợp các dịch vụ trên mặt đất và không gian, tập trung vào lĩnh vực giao thông (hàng hải, hàng không và đất đai), an toàn công cộng, truyền thông và phát thanh truyền hình và các lĩnh vực quan tâm khác.

Bán lẻ

Mua sắm di động đã trở nên vô cùng phổ biến đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới. 5G có thể mở ra cánh cửa đến phòng thay đồ VR cũng như trải nghiệm AR di động trong các cửa hàng và tại nhà.

Điện toán đám mây

Với 5G, các ứng dụng di động có thể trở nên tinh vi hơn bao giờ hết - công nghệ này có thể giúp các thiết bị di động dễ dàng giao tiếp trong thời gian thực với một máy chủ trung tâm. Độ trễ cực thấp và thông lượng cao của công nghệ cũng sẽ cho phép trải nghiệm điện toán đám mây cạnh tranh với kết nối mạng LAN của công ty với máy tính để bàn.

Quân sự

Truyền thông là chìa khóa khi nói đến chiến lược quân sự. Kết nối nâng cao có thể giảm thiểu sự nhầm lẫn và chậm trễ khi chuyển tiếp thông tin trong tình huống đe dọa tính mạng trong lĩnh vực này. Điều này có thể giúp ngăn ngừa thương tích và tử vong trong khu vực chiến tranh. Công nghệ 5G cũng rất quan trọng trong việc bảo trì chuỗi cung ứng quân sự. Thu thập dữ liệu tốt hơn về việc sử dụng vật liệu giúp giảm ngân sách quân sự trong tương lai.

Giáo dục

5G mở đường cho trải nghiệm thực tế ảo AR/VR tốt hơn, giáo viên có thể sử dụng các công nghệ này trong nhiều kỹ thuật giáo dục mới. Ví dụ, sinh viên có thể thực hiện các chuyến đi thực địa ảo trên khắp thế giới, từ kim tự tháp Ai Cập đến Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Các nền tảng giáo dục AR/VR cung cấp một số lợi ích so với các phương pháp giáo dục truyền thống, bao gồm hiệu quả chi phí, rủi ro thấp hơn và tăng khả năng duy trì.

LO NGẠI VỀ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG

Bên cạnh những lợi ích hứa hẹn, công nghệ 5G cũng mang theo nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Mạng 5G sẽ sử dụng sóng milimet (MMWs) thay vì vi sóng như 4G, 3G,... Vi sóng gần như bão hòa vì rất nhiều mạng dùng sóng này, do vậy, đến 5G thì chuyển sang MMWs tần số thấp và yếu hơn. Điều này có nghĩa sẽ cần có nhiều tháp nhỏ đặt gần nhau hoặc vật thể bay màn trên mình cột thu phát mọi ngóc ngách trên thế giới với mật độ khá dày. Vì MMWs thấp nên chúng sẽ dễ dàng hấp thụ qua da hơn. Tiến sĩ Joel Moskowitz, đại học California lo ngại rằng, không chỉ gây ra các bệnh về da mà 5G còn ảnh hưởng đến mắt, tinh hoàn, hệ thần kinh và tuyến mồ hôi, nặng nhất là bệnh kháng kháng sinh...

Công nghệ 5G cũng có thể làm giảm chất lượng môi trường sống. Đầu tiên, bức xạ từ sóng 5G có thể đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của các loài thực vật. Các loại thực vật khi bị phơi nhiễm với bức xạ di động cũng có thể trở thành nguồn thực phẩm bị ô nhiễm đưa đến cho con người.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng 5G đòi hỏi việc triển khai nhiều vệ tinh tuổi thọ ngắn thông qua các tên lửa phụ được đẩy bằng động cơ tên lửa hydrocarbon. Việc đưa lên quỹ đạo quá nhiều tên lửa loại này sẽ đưa nhiều carbon vào bầu khí quyển, gây ô nhiễm khí quyển toàn cầu, ảnh hưởng đến sự phân bố của tầng ozon và nhiệt độ trái đất.

Cuối cùng, 5G sẽ có khả năng đe dọa các hệ sinh thái tự nhiên. Kiểm chứng về vai trò của sóng di động đến sự gián đoạn hệ sinh thái, một khảo sát diện rộng vào năm 2012 cho thấy 593 trong số 919 nghiên cứu cho rằng bức xạ điện thoại ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển bình thưởng của hệ sinh thái động - thực vật và con người.


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Vietnam Logistics Review
Đừng bỏ lỡ
5G trụ cột mới thay đổi thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO